Hiện VGC đang có giá xấp xỉ 2.0, đồng nghĩa đã đem về cho nhóm cổ đông ngoại khoản lợi nhuận xấp xỉ 230 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong các đơn vị bảo lãnh cho đợt phát hành của VGC có CTCK HSC, nơi chính DC cũng là cổ đông lớn.
Nhất quan hệ, nhì tiền tệ
Có thể nói DC cũng như HSC đã tận dụng rất tốt mối quan hệ gắn kết lẫn nhau để tạo ra một thương vụ thành công. Việc bảo lãnh phát hành thành công cho một tên tuổi lớn như VGC không chỉ đem lại nguồn thu cho HSC mà còn tạo ra tiếng vang lớn trong mảng ngân hàng đầu tư (IB) của CTCK này, vốn có phần kém nổi bật so với một số CTCK lớn khác. Hồ sơ năng lực trong mảng IB của HSC sau thương vụ này tất nhiên cũng sẽ “nặng” hơn và tạo cơ hội để có thể thực hiện nhiều thương vụ quy mô lớn và hoành tráng hơn.
Việc bảo lãnh hiểu đơn giản là đảm bảo thương vụ chào bán sẽ diễn ra thành công và HSC phải tìm được bên mua. Còn gì lý tưởng hơn khi chính cổ đông lớn của HSC, tức DC vốn đầu tư rất thành công trong thời gian gần đây, lại là bên mua và có lãi.
Theo chiều ngược lại, chính một đơn vị thành viên trong hệ thống DC đứng ra bảo lãnh, và trước khi bảo lãnh cũng đã thẩm định rất kỹ lưỡng, hà cớ gì DC lại không tin tưởng để giải ngân. Thành viên (HSC) đem lại cơ hội cho cổ đông lớn (DC), trong khi cổ đông lớn đảm bảo một thương vụ cho thành viên. Nói cách khác, đây là thương vụ nơi lợi thế “nhất quan hệ, nhì tiền tệ” đã thể hiện một ưu thế tuyệt đối.
Truyền thống tương trợ
Nhìn lại trong lịch sử hoạt động của HSC, DC và các đơn vị thành viên có liên quan của DC, có thể thấy các đơn vị này cũng rất biết phát huy lợi thế đặc sắc của mình. Còn nhớ vào năm 2013, nhờ việc giải ngân vào các chứng chỉ quỹ VF1, VF4 với một mức giá cực tốt HSC đã thu được những khoản lãi rất lớn. VF1 và VF4 vốn được quản lý bởi VFM, công ty quản lý quỹ do DC là thành viên sáng lập.
Truyền thống tương trợ
Nhìn lại trong lịch sử hoạt động của HSC, DC và các đơn vị thành viên có liên quan của DC, có thể thấy các đơn vị này cũng rất biết phát huy lợi thế đặc sắc của mình. Còn nhớ vào năm 2013, nhờ việc giải ngân vào các chứng chỉ quỹ VF1, VF4 với một mức giá cực tốt HSC đã thu được những khoản lãi rất lớn. VF1 và VF4 vốn được quản lý bởi VFM, công ty quản lý quỹ do DC là thành viên sáng lập.
Phải nói rằng đây là một thương vụ đã đem lại những lợi ích cực lớn, không chỉ dừng ở mặt kinh doanh. Nhờ VF1 và VF4 tăng giá, HSC có khoản lãi trong hoạt động đầu tư, dù hoạt động đầu tư của HSC so với nhiều CTCK không sôi nổi bằng. Cũng cần nhấn mạnh, nhờ không đầu tư nhiều, không tự doanh nên HSC duy trì được nguồn lực để vươn lên tốp đầu của thị trường.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của HSC tính đến thời điểm hiện nay cũng không mấy sôi nổi nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội gia tăng nguồn thu của thị trường. Thực tế, tính trên tỷ lệ thành công mỗi khi HSC giải ngân thường tỷ lệ lợi nhuận khá cao, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đó là do HSC làm ít, làm quá kỹ, quy ra số tuyệt đối kết quả cũng chưa tương xứng với kỳ vọng.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của HSC tính đến thời điểm hiện nay cũng không mấy sôi nổi nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội gia tăng nguồn thu của thị trường. Thực tế, tính trên tỷ lệ thành công mỗi khi HSC giải ngân thường tỷ lệ lợi nhuận khá cao, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đó là do HSC làm ít, làm quá kỹ, quy ra số tuyệt đối kết quả cũng chưa tương xứng với kỳ vọng.
Trở lại với thương vụ vào năm 2013, sau khi HSC đầu tư vào VF1 và VF4, giá của các chứng chỉ quỹ này diễn biến thuận lợi hơn cũng giúp ban lãnh đạo của VFM dễ ăn dễ nói hơn trước áp lực của những người bỏ tiền vào quỹ. Tất nhiên trong thương vụ này DC cũng có lợi, HSC có lãi, cổ đông lớn sẽ có lãi, VFM hoạt động tốt hơn DC cũng được thơm lây.
Không có người nhà sẽ thế nào?
Nhưng từ 2 thương vụ này, cũng cần đặt lại câu hỏi về năng lực của HSC trong những lĩnh vực tạm gọi là “ngoài môi giới”. Trong môi giới, HSC cùng SSI đương nhiên là 2 cái tên vượt trội so với thị trường, nhưng thời gian gần đây khoảng cách về thị phần của HSC so với SSI bắt đầu giãn ra.
Nhưng từ 2 thương vụ này, cũng cần đặt lại câu hỏi về năng lực của HSC trong những lĩnh vực tạm gọi là “ngoài môi giới”. Trong môi giới, HSC cùng SSI đương nhiên là 2 cái tên vượt trội so với thị trường, nhưng thời gian gần đây khoảng cách về thị phần của HSC so với SSI bắt đầu giãn ra.
Trong khi đó, năng lực của những mảng khác như IB, đầu tư của HSC nếu đem ra so sánh e rằng HSC không có nhiều sự nổi trội. Nói đơn cử, trong mảng IB, ngoài SSI, HSC còn phải đối mặt với những CTCK khác cũng rất đáng gờm, chẳng hạn BVSC. Rồi trong hoạt động đầu tư, HSC hiện cũng không có công ty quản lý quỹ như kiểu SSIAM để thực hiện những thương vụ lớn.
Một điều dễ nhận thấy là trong dấu ấn nhân sự của HSC, ngoài Tổng giám đốc Johan Nyvene và ông Trịnh Hoài Giang, người ta thường ấn tượng với ông Fiachara Mac Cana, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phân tích, cũng là một bộ phận HSC vượt trội so với thị trường.
Một điều dễ nhận thấy là trong dấu ấn nhân sự của HSC, ngoài Tổng giám đốc Johan Nyvene và ông Trịnh Hoài Giang, người ta thường ấn tượng với ông Fiachara Mac Cana, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phân tích, cũng là một bộ phận HSC vượt trội so với thị trường.
Trong khi đó, các mảng như đầu tư và IB những năm gần đây của HSC không xuất hiện một người phụ trách nào nổi trội. Cho đến thương vụ VGC và một số hoạt động tư vấn gần đây người ta mới thấy ông Phạm Ngọc Bích, cũng là một người có nhiều năm làm việc trên TTCK trong và ngoài nước, nhưng ông Bích cũng chỉ mới làm việc tại HSC từ năm 2016. 2 thương vụ có thể xem là thành công của HSC 1 ở đầu tư, 1 ở IB thực ra lại cũng có liên quan đến người nhà.
Tất nhiên, tận dụng lợi thế của các đơn vị trong hệ thống là điều quá tốt, không phải ai muốn cũng có, nhưng phải đặt thêm vấn đề: Nếu không có người nhà, HSC sẽ như thế nào?