Cái giá phải trả khi rời EUR

Ngày càng có nhiều đồn đoán khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ sớm sụp đổ. Ủy viên phụ trách Chính sách tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU), ông Olli Rehn nói chỉ còn 10 ngày nữa để định đoạt số phần của EUR. Các nhà kinh tế châu Âu đang đưa ra những kịch bản “hậu EUR”.

Ngày càng có nhiều đồn đoán khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ sớm sụp đổ. Ủy viên phụ trách Chính sách tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU), ông Olli Rehn nói chỉ còn 10 ngày nữa để định đoạt số phần của EUR. Các nhà kinh tế châu Âu đang đưa ra những kịch bản “hậu EUR”.

Có thể xảy ra

 Liệu đồng EUR có sống sót?

Liệu đồng EUR có sống sót? 

Dấu hiện cảnh báo xuất hiện ngày càng nhiều bởi những tin nóng về sự u tối. Cơ quan quản lý tài chính Anh cảnh báo các ngân hàng trong nước nên chuẩn bị cho khả năng sụp đổ của Eurozone. Nhà giao dịch tiền tệ Anh CLS Bank đang soạn chương trình kiểm tra sức ép để chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất theo hướng đó.

Bộ trưởng Tài chính Ba Lan Radoslaw Sikorski cảnh báo: “Chúng ta đang ở bên miệng vực”. Các nhà đầu tư Đức đang tháo chạy khỏi các loại tài sản phái sinh trên quy mô lớn do mất niềm tin vào công cụ đầu tư này. Lần đầu tiên, người dân khắp châu Âu đều xem sự sụp đổ của EUR là điều có thể xảy ra.

Nhà kinh tế Nouriel Roubini, người dự báo đúng về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ước tính khả năng sụp đổ của EUR là 45%. Những cảnh báo trên cho thấy nguy cơ giải tán Eurozone là có thật.

Từ năm 1998, GS. Scott của Trường Harvard đã đưa ra nhiều nhân tố cho phép các nước Eurozone về lý thuyết có thể quay lại với nội tệ của họ. Có thể kể đến như in tiền EUR với biểu tượng riêng của quốc gia; giữ hệ thống thanh toán quốc gia và các ngân hàng trung ương quốc gia hay việc phát hành trái phiếu quốc gia; chỉ hòa nhập với các dự trữ ngoại tệ của các nước thành viên một cách giới hạn.

Vậy liệu Đức có quay về deutsche mark? hay Hy Lạp trở lại với drachma? Hiệp ước châu Âu không dự định để các thành viên rời Eurozone, một nước chỉ có thể thoái lui thông qua con đường từ bỏ Liên minh châu Âu (EU). Nghĩa là sự thoái lui này sẽ rất mất thời gian và giới đầu tư sẽ đủ thời gian để rút vốn, theo cảnh báo của nhà kinh tế Karsten Junius trong một nghiên cứu cho DekaBank.

Vì vậy, nước đó sẽ tổn hại nặng nề trên con đường quay về đồng tiền quốc gia. Cũng không rõ điều gì sẽ xảy ra đối với nợ công của một quốc gia trong EU khi rời bỏ EUR. Nhưng khi đồng tiền chung được thiết lập, nợ quốc gia bị chuyển sang tính bằng EUR. Trong nhiều trường hợp, việc chuyển đổi đó cũng khiến các hợp đồng trái phiếu được chuyển đổi một chiều sang EUR, có nghĩa nếu một nước trong EU quay ngược lại với nội tệ sẽ rất rắc rối.

Các kịch bản

Nhân tố quyết định là quốc gia tính rút khỏi Eurozone đã mượn nợ theo luật trong nước hay luật quốc tế. Theo DekaBank, Đức đã phát hành 0,2% nợ theo luật quốc tế, nhưng con số tương ứng ở Hà Lan gần 40%, Bồ Đào Nha 60%.

Trái phiếu sẽ trở thành mục tiêu của các vụ tranh chấp pháp luật và có thể gây tổn hại đến tín nhiệm của các nước phát hành nợ. Ngân hàng Nhật Bản Nomura phải tư vấn khách hàng kiểm tra trái phiếu chính phủ để xem liệu chúng có thể chuyển đổi sang nội tệ của một nước hay không. Khi một đồng tiền bị sụp đổ, tiền tiết kiệm của người dân bị biến thành giấy lộn.

Lịch sử cho thấy một sự sụp đổ tiền tệ luôn đi kèm những cuộc bạo loạn. Tức EU sẽ bị tổn hại nặng nề cả về kinh tế lẫn chính trị nếu để mất EUR. Hans-Werner Sinn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế (IFO) ở Munich (Đức) phân tích: “Hy Lạp có thể lấy lại sức cạnh tranh khi rời bỏ EUR và phá giá drachma.

Điều đó thoạt nghe tưởng dễ dàng nhưng việc chi trả sẽ vô cùng khó khăn khi drachma bị phá giá, trong khi việc rời bỏ Eurozone của Athens sẽ gây tổn hại cho các ngân hàng Đức và Pháp, vốn đã đầu tư nhiều vào nợ Hy Lạp”.

Nhà kinh tế Dirk Meyer cho rằng mất mát của Đức vào khoảng 250-340 tỷ EUR, tương đương 14% GDP. Deo, Kinh tế trưởng Ngân hàng UBS, tin rằng nếu Đức đơn phương rời bỏ Eurozone, họ sẽ mất 20-25% GDP ngay trong năm đầu tiên, tức mỗi công dân Đức bị mất 6.000-8.000EUR và thêm 3.500-4.500EUR các năm sau đó.

Trong khi đó, nếu các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha được xóa 50% nợ, người Đức chỉ mất khoảng 1.000EUR và chỉ 1 lần duy nhất. Kinh tế trưởng của ING cũng đưa ra một kịch bản bi quan. Theo đó, một sự sụp đổ của Eurozone sẽ kéo theo nhiều vấn đề như chứng khoán lao dốc, hàng tỷ EUR phải tung ra để chống lưng các ngân hàng và EUR rơi tự do.

Nếu một nước yếu như Hy Lạp thoái lui, sự hoảng loạn của người dân có thể nhìn thấy. Dân chúng sẽ đổ xô đi rút tiền vì lo ngại đồng tiền bị phá giá, khiến các ngân hàng nhanh chóng bị cạn kiệt tiền mặt.

Sau đó, người ta sẽ cố gửi tiền vào các ngân hàng nước ngoài để cất giữ, dẫn đến tình trạng chảy máu tiền tệ trên quy mô lớn. Nếu một nước mạnh như Đức rời bỏ EUR, các nước thành viên khác sẽ phải ấn định một tỷ giá hối đoái mới, đồng thời EUR sẽ phải chịu sức ép lớn trước deutsche mark của Đức.

Theo nhà kinh tế Junius, các nước có 2 lựa chọn để tránh các vấn đề trên. Thứ nhất, họ có thể đột ngột rời bỏ EUR, khiến các nhà đầu tư không đủ thời gian để phản ứng.

Trong trường hợp này, một hành động như vậy được xem là phi pháp, nên thực tế khó xảy ra. Thứ 2, các nước chuẩn bị rời bỏ Eurozone có thể thông qua các biện pháp kiểm soát vốn và các công cụ khác để theo dõi chặt chẽ dòng tiền vào ra.

Nhà kinh tế Scott của Trường Harvard đã nghĩ đến việc Italia làm sao phát hành lira mới bằng việc đóng cửa biên giới tạm thời. Nhưng bước đi này cũng được đánh giá là phi thực tế ở châu Âu.

Các tin khác