AIIB: Sẵn sàng bơm vốn đầu tư
Theo vị đại diện Ngân hàng AIIB, thời gian qua Việt Nam đã rất tích cực trong việc tham gia ý kiến vì sự phát triển của AIIB, đồng thời hy vọng 2 bên tiếp tục trao đổi, chia sẻ nhiều hơn nữa những lĩnh vực, dự án, định hướng ưu tiên đầu tư để cùng xây dựng các danh mục dự án, mang lại hiệu quả cao.
Do đó, đối với Việt Nam, AIIB định hướng 3 lĩnh vực ưu tiên cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng là giao thông, năng lượng và phát triển đô thị. Ngoài ra, hiện phía AIIB đang xem xét một số hình thức để hỗ trợ cho Việt Nam, đồng thời tìm kiếm những cơ hội hợp tác với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Trước đó, để triển khai các mục tiêu trên, ông Joachim von Amsberg cũng đã có buổi tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM. Tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, cho biết hiện tại TP đang đang kêu gọi đầu tư vào một số dự án, như dự án xây dựng đường trên cao, hệ thống tàu điện (tramway), các tuyến tàu điện một ray (monorail); các dự án xử lý chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt; các trung tâm thuộc đề án đô thị thông minh…
Vì vậy, TPHCM mong muốn AIIB quan tâm, xem xét hỗ trợ các DN, sở, ngành TP để đầu tư vào các dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP) góp phần phát triển hạ tầng.
Đầu tư hạ tầng giao thông rất khát vốn nhưng khi vay phải cân nhắc đến điều kiện đi kèm.
Về phía AIIB, ông Joachim von Amsberg cho biết một số phương thức tài chính cho phát triển đô thị AIIB đang triển khai hiện nay, gồm có các hình thức như vay có bảo lãnh của chính phủ, vay không cần bảo lãnh chính phủ, các khoản vay dành cho các công ty, khu vực tư nhân vay thông qua ngân hàng thương mại hoặc vay trực tiếp.
Được biết, AIIB là một tổ chức tài chính đa phương do Trung Quốc khởi xướng, được thành lập vào năm 2016 với số vốn 100 tỷ USD và 57 thành viên sáng lập. Hiện số thành viên của AIIB đã lên tới 87 quốc gia, vùng lãnh thổ. AIIB ra đời đã mở ra hy vọng lớn cho các nước đang và chậm phát triển ở châu Á, bởi các nước đang rất cần lượng vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển.
Với Việt Nam, nguồn vốn cho lĩnh vực này cũng rất cần thiết, thay vì chủ yếu vay từ các định chế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Tuy nhiên, từ khi AIIB ra đời, giới phân tích kinh tế từng e ngại AIIB có thể trở thành công cụ “quyền lực mềm”, phục vụ các mục tiêu ngoài kinh tế của Trung Quốc. Điều này được thể hiện thông qua các điều kiện đi kèm cùng với vốn vay.
Cân nhắc vốn rẻ kèm điều kiện
Theo TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES), thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), việc Việt Nam có nên vay vốn đầu tư từ Trung Quốc đang có nhiều ý kiến khác nhau. Ở các quốc gia vừa thoát ra khỏi nước thu nhập thấp, sự phát triển vẫn chưa bền vững, là cơ hội để AIIB lấp “chỗ trống” này.
Cân nhắc vốn rẻ kèm điều kiện
Theo TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES), thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), việc Việt Nam có nên vay vốn đầu tư từ Trung Quốc đang có nhiều ý kiến khác nhau. Ở các quốc gia vừa thoát ra khỏi nước thu nhập thấp, sự phát triển vẫn chưa bền vững, là cơ hội để AIIB lấp “chỗ trống” này.
“Theo dự tính, đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 40 tỷ USD để đầu tư cho xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, có nên vay vốn của Trung Quốc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Thí dụ, Trung Quốc đầu tư 28 tỷ USD 1 dự án nhiệt điện ở Nam Mỹ. Nhưng sau đó xảy ra sự cố về môi trường, nhà đầu tư Trung Quốc và nước sở tại phải bỏ ra 27 tỷ USD để xử lý” - TS. Phạm Sỹ Thành nhận xét.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Quốc Trường, Trưởng ban Các vấn đề quốc tế, Viện Chiến lược Phát triển (Bộ KH-ĐT), cho rằng cần xem xét nguồn vốn vay của Trung Quốc trên 2 góc độ là lãi suất và các điều kiện đi kèm, từ đó có sự lựa chọn sao cho phù hợp. TS. Trường dẫn chứng việc Bangladesh đàm phán vay vốn Trung Quốc chỉ với lãi suất 2%/năm do nước này được Trung Quốc coi là vùng đệm để đối phó, cạnh tranh với Ấn Độ.
Đối với Lào, dự án khoảng 7 tỷ USD vay Trung Quốc cũng chỉ chịu lãi suất 3%/năm, nhưng đi kèm nhiều điều kiện như Lào cho Trung Quốc phát triển một số dự án (dạng các đặc khu kinh tế) dọc theo hành lang giao thông, với mức thời gian thuê đất rất dài, khoảng 99 năm.
“So sánh để thấy khi vay vốn Trung Quốc chúng ta phải cân nhắc rất kỹ về mức lãi suất cho vay và những điều kiện kèm. Thông thường những nguồn vốn liên quan đến ngân hàng xuất nhập khẩu, thương mại Trung Quốc cho các nước vay ưu đãi chưa có tiền lệ. Trung Quốc thường chào với lãi suất khoảng 3%/năm, nhưng mỗi nước mỗi khác. Song nếu vốn vay của Trung Quốc thấp hơn của WB, ADB hoặc các định chế tài chính khác, những điều kiện vay cũng không ràng buộc nhiều, tôi nghĩ vay vốn của Trung Quốc cũng không có vấn đề gì” - TS. Nguyễn Quốc Trường phân tích.
Hiện nay nguồn vốn vay của Trung Quốc bị từ chối ở nhiều nước với nhiều lý do khác nhau, như vấn đề rủi ro về tài chính, về lao động Trung Quốc đi theo dòng tiền đầu tư. Đặc biệt vấn đề môi trường, yếu tố cần thiết của phát triển bền vững lại không được chú ý đến. TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc VCES |