Hướng đến các công trình không carbon
Cho đến nay, lượng khí thải carbon từ hoạt động của các tòa nhà đã đạt mức cao chưa từng có vào khoảng 10 GtCO2, tăng khoảng 5% so với năm 2020 và cao hơn 2% so với mức đỉnh trước đó vào năm 2019. Do đó, việc cắt giảm phát thải carbon trong công trình xây dựng chiếm một trọng số lớn để đạt mục tiêu chung về giảm phát thải carbon.
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7-1-2022 của Chính phủ, quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và bảo vệ tầng ozon, mục tiêu Việt Nam giảm thiểu phát thải KNK đến năm 2030 là 563,8 triệu tấn CO2eq (CO2 tương đương). Trong đó, mục tiêu giảm thiểu phát thải KNK của Bộ Xây dựng 74,3 triệu tấn CO2eq, đến từ quy trình công nghiệp, tiêu thụ năng lượng trong sản xuất xi măng và vận hành tòa nhà.
Nghị định 06 cũng quy định các cơ sở phát thải KNK phải thực hiện việc kiểm kê KNK. Điều này có nghĩa các DN, tòa nhà thương mại sẽ bị kiểm soát việc phát thải KNK. Vì thế, các DN phải chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu mới. Tuy nhiên, nếu mức phát thải vượt quá hạn ngạch cho phép, DN có thể chọn giải pháp thay thế qua việc trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường.
Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) đã xây dựng tầm nhìn và khung hành động đến năm 2030. Trong đó, tất cả công trình xây mới đạt carbon vận hành (operation) bằng 0 và cắt giảm 40% năng lượng liên quan đến carbon hàm chứa (embodied). Đến năm 2050, tất cả công trình (hiện hữu và xây mới) phải đạt carbon vận hành bằng 0, riêng các công trình xây mới phải đạt carbon hàm chứa bằng 0. Theo hướng tiếp cận toàn bộ vòng đời của tòa nhà, công trình carbon bằng 0 là công trình có carbon vận hành và carbon hàm chứa bằng 0.
Để có công trình đạt carbon vận hành bằng 0, cần ưu tiên các giải pháp hiệu suất năng lượng cao cho các tòa nhà, cũng như đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng năng lượng của tòa nhà bằng năng lượng tái tạo tại chỗ hoặc từ bên ngoài. Để có công trình đạt carbon hàm chứa bằng 0 cần giảm thiểu carbon hàm chứa tối đa (cải tạo công trình, thay thế vật liệu xây dựng…), cũng như có giải pháp thay thế cho lượng carbon hàm chứa còn lại qua việc trao đổi tín chỉ carbon. Theo WGBC, lượng khí thải carbon được bù đắp ít hơn 10% mới được phân loại là số 0 ròng.
Bên cạnh đó, để thu hút nguồn vốn xanh vào BĐS, đòi hỏi phải có những sản phẩm xanh, dự án xanh. Như vậy, thị trường tín chỉ carbon cũng là động lực để phát triển BĐS trong thời gian tới. Có thể thấy thị trường tín chỉ carbon thực sự cần thiết trong lĩnh vực xây dựng và BĐS để hướng đến Net Zero Carbon. Trước bối cảnh này, các DN BĐS có thể chủ động chuyển đổi, tiên phong tham gia thị trường tín chỉ carbon bằng cách đưa ra các sản phẩm hướng đến Net Zero Carbon.
Áp dụng tiêu chuẩn xanh cho tất cả dự án
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành khung pháp lý, chính sách hình thành thị trường carbon qua các nghị định, quyết định, thông tư… Đặc biệt, trên cơ sở Nghị định 06/2022 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”.
Trong xu hướng này, PKC là nhà phát triển công trình xanh với sứ mệnh: “Tiên phong và thúc đẩy việc kiến tạo phong cách sống tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái nhân văn bền vững theo chuẩn mực xanh toàn cầu”.
Để thực hiện mục tiêu đó, PKC đưa ra các định hướng, chiến lược, chính sách kinh doanh trong các hoạt động của công ty, đối tác và khách hàng; đồng thời chung tay đồng hành với các DN khác, đóng góp vào sự hình thành thị trường carbon và sự giảm phát thải carbon, cũng như mục tiêu bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu của TPHCM và cả nước.
Một số chiến lược của PKC nhằm giảm phát thải carbon, như cam kết áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh cho tất cả dự án BĐS được phát triển bởi công ty, gồm các tiêu chuẩn LEED (Mỹ), LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt Nam), EDGE (IFC), Green Mark (BCA Singapore). Chiến lược này được áp dụng theo các loại hình và phân khúc dự án phù hợp, hướng đến việc áp dụng tiêu chuẩn xanh cho các khu đô thị mới PKC sẽ phát triển.
Bên cạnh đó, nghiên cứu và áp dụng chiến lược quản lý năng lượng trong các công trình, dự án do PKC triển khai, phát triển và vận hành. Nâng cao nhận thức về môi trường, đặc biệt về vấn đề bảo vệ rừng, như đưa ra các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên công ty, và cam kết sử dụng các vật liệu gỗ trong công trình phải có nguồn gốc rõ ràng theo quy định của hội đồng quản lý rừng FSC.
Về sử dụng năng lượng tái tạo, việc nghiên cứu và chuyển đổi năng lượng điện từ điện lưới quốc gia sang sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, đang là ưu tiên hàng đầu trong các dự án của PKC. Theo đó, hệ thống điện năng lượng mặt trời với các tấm pin mặt trời đang được PKC thiết kế và thi công trên mái nhà các dự án, nhà xe nhân viên, cũng như lắp đặt các hệ thống đèn mặt trời chiếu sáng trong công viên của dự án.
PKC cũng tăng cường đầu tư công nghệ sạch, các hệ thống quản lý thông minh, tự động. Các hệ thống này được lắp đặt tại dự án nhằm tối ưu hóa việc tiêu thụ năng lượng của tòa nhà. Thí dụ, hệ thống cảm biến tự động tắt mở đèn chiếu sáng, yêu cầu nghiêm ngặt về hệ thống máy lạnh inverter, các hệ thống tưới cây tự động…
Về thực hiện giảm khí thải từ quá trình sản xuất công nghiệp, trong quá trình triển khai dự án, ưu tiên hàng đầu của PKC là sử dụng vật liệu xây dựng địa phương, nhằm giảm sự tiêu thụ năng lượng gây phát thải KNK trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến dự án. Cụ thể, KNK ưu tiên lựa chọn các vật liệu như gạch không nung nhằm giảm phát thải KNK so với các loại gạch nung hiện nay.
Để thu hút nguồn vốn xanh vào BĐS, đòi hỏi phải có những sản phẩm xanh, dự án xanh. Như vậy, thị trường tín chỉ carbon cũng là động lực để phát triển BĐS trong thời gian tới.