‘Chỉnh’ gần 6.000 văn bản ‘chồng chéo’ về kinh doanh trong năm 2022

(ĐTTCO) - Số liệu thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2022, cơ quan này đã cùng các bộ, ngành rà soát gần 22.000 văn bản liên quan đến kinh doanh và đã kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ gần 6.000 văn bản chồng chéo nhau.
Số liệu thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2022, cơ quan này đã cùng các bộ, ngành rà soát gần 22.000 văn bản liên quan đến kinh doanh và đã kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ gần 6.000 văn bản chồng chéo nhau
Số liệu thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2022, cơ quan này đã cùng các bộ, ngành rà soát gần 22.000 văn bản liên quan đến kinh doanh và đã kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ gần 6.000 văn bản chồng chéo nhau

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 với chủ đề “Nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển” do Bộ Tư pháp tổ chức vào sáng nay (20-12) tại Hà Nội.

Tại diễn đàn, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá, 3 năm qua, tình hình thế giới rất phức tạp. Môi trường quốc tế bất ổn và đại dịch Covid-19 đặt ra nhiều khó khăn rất lớn, chưa có tiền lệ, nhất là trong việc duy trì và phát triển kinh tế-xã hội, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp phải đương đầu với vô vàn khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí gia tăng, thị trường biến động…

Theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh và phát triển bền vững sau đại dịch là nhiệm vụ rất quan trọng, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm. Việc cơ quan Nhà nước chủ động, tích cực đồng hành với doanh nghiệp để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có việc tháo gỡ ách tắc, điểm nghẽn về pháp lý nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh là rất cần thiết.

Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh phát biểu tại hội thảo.

Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh phát biểu tại hội thảo.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng cần chủ động nhận diện vướng mắc pháp lý để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp. Đơn cử, chỉ riêng trong năm 2022, qua tổng kết, Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành đã rà soát gần 22.000 văn bản liên quan và đã kiến nghị, đề nghị bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ gần 6.000 văn bản, cho thấy có những sự chồng chéo trong văn bản và đã tiến hành rà soát, sửa đổi.

“Điều đó thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành rà soát các văn bản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội khác”, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nói.

Chương trình hỗ trợ pháp lý chuyên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tư pháp chủ trì, các chương trình hỗ trợ pháp lý chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm cung cấp thông tin pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và hỗ trợ tư vấn pháp luật cho nhiều doanh nghiệp. Các hiệp hội, ngành hàng cũng đang chủ động, tích cực hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của Đảng, nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận chương trình, dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ, tư vấn pháp luật ở một số nơi chưa cao. Nguồn lực cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người dân còn hạn chế.

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện với hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa hoạt động tốt trong nước, vừa cạnh tranh có hiệu quả ở thị trường nước ngoài là rất lớn. Yêu cầu về chất lượng, nội dung hỗ trợ, tư vấn pháp lý ngày càng cao hơn, đòi hỏi thời gian nhanh hơn. Từ đó đặt các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý trước các nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn và trách nhiệm ngày càng lớn hơn.

Các tin khác