Dow giảm hơn 100 điểm
Khép phiên, chỉ số Dow trượt 143,22 điểm, tương đương khoảng 0,42%, xuống 33.886,47. S&P 500 giảm 0,21% còn4.137,64. Trong khi đó, Nasdaq Composite sụt 0,35% xuống 12.123,47.
Tuy nhiên, chỉ số Dow vẫn ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp, tăng 1,2%. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq đã có tuần tăng thứ tư trong năm tuần. S&P 500 tăng 0,79% trong tuần, trong khi Nasdaq cộng 0,29%.
Doanh số bán lẻ tháng 3 tại Mỹ cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng giảm gấp đôi so với dự kiến. Cụ thể, doanh số bán lẻ đã giảm 1% trong tháng trước, nhiều hơn mức giảm 0,5% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones dự đoán, một phần vì người tiêu dùng trả ít tiền hơn cho nhiên liệu.
Dữ liệu doanh số bán lẻ đáng thất vọng đã lấn át tâm lýphấn khích xung quanh báo cáo thu nhập doanh nghiệp mạnh mẽ. JPMorgan Chase báo cáo doanh thu kỷ lục vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích, với cổ phiếu tăng vọt hơn 7%. Cổ phiếu Wells Fargo đã nhanh chóng tăng tới 2,1% sau khi ngân hàng báo cáo lợi nhuận ngày càng tăng, trước khi kết phiên gần như đi ngang. Đây là những báo cáo lợi nhuận đầu tiên của ngành ngân hàng kể từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank vào tháng trước.
Bên cạnh đó, UnitedHealth, cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số Dow, đã giảm 2,7% sau điều mà Mizuho mô tả là “tăng và giảm nhẹ”. Đánh giá này được đưa ra sau khi UnitedHealth cho biết họ đang chi nhiều tiền hơn cho các loại thuốc giảm cân và tiểu đường mới của Novo Nordisk và Eli Lilly.
Trong khi đó, cổ phiếu Boeing đóng cửa rớt 5%. Hôm thứ Năm, nhà sản xuất máy bay đã cảnh báo về sự chậm trễ giao hàng đối với một số máy bay 737 Max.
Kỳ vọng cho mùa thu nhập này là thấp. Các nhà phân tích được Refinitiv thăm dò dự đoán thu nhập của S&P 500 đã giảm hơn 5% trong quý đầu tiên. Dự báo đó được đưa ra khi các công ty đối phó với lạm phát dai dẳng và lãi suất cao.
Dầu tăng sau khi IEA dự đoán nhu cầu kỷ lục
IEA cũng cảnh báo rằng việc cắt giảm sản lượng sâu do OPEC+ công bố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt nguồn cung dầu và gây tổn hại cho người tiêu dùng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô Brent ổn định ở mức 86,31 USD/thùng, tăng 22 cent, tương đương 0,3%. Dầu thô WTI ổn định ở mức 82,52 USD/thùng, thêm 36 cent, tương đương 0,4%.
Cả hai hợp đồng dầu đều có tuần tăng thứ tư liên tiếp trong bối cảnh giảm bớt lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra vào tháng trước và quyết định bất ngờ hồi tuần trước của OPEC+ về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Dầu Brent tăng 1,5% trong tuần qua, trong khi WTI tăng 2,4%. Bốn tuần tăng sẽ là chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6/2022.
Trong báo cáo hàng tháng vào thứ Sáu, IEA cho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2023 lên mức kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày, chủ yếu do mức tiêu thụ mạnh hơn ở Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế do COVID.
Cơ quan này cũng cho biết nhu cầu nhiên liệu máy bay phản lực chiếm 57% mức tăng năm 2023.
Nhưng OPEC hôm thứ Năm đã cảnh báo những rủi ro suygiảm đối với nhu cầu dầu trong mùa hè như một phần bối cảnh cho quyết định cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày.
IEA cho biết quyết định của OPEC+ có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
IEA cho biết trong báo cáo: “Người tiêu dùng phải đối mặt với tình trạng tăng giá đối với các nhu yếu phẩm cơ bản giờ đây sẽ phải phân bổ ngân sách của họ thậm chí còn mỏng hơn. Đây là điềm báo xấu cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế.”
IEA cho biết họ dự kiến nguồn cung dầu toàn cầu sẽ giảm 400.000 thùng/ngày vào cuối năm nay, với lý do sản lượng dự kiến tăng 1 triệu thùng/ngày từ bên ngoài OPEC+ bắt đầu vào tháng 3 so với mức giảm 1,4 triệu thùng/ngày từ khối sản xuất.