Cổ phiếu công nghệ thắng đậm; Dầu nối dài đà giảm

(ĐTTCO) - Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 2 liên tiếp vào 9/10, với S&P 500 và Dow Jones khép phiên ở mức cao kỷ lục, khi các cổ phiếu công nghệ tăng mạnh và nhà đầu tư rũ bỏ mối lo ngại về địa chính trị. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam
Cổ phiếu công nghệ thắng đậm; Dầu nối dài đà giảm

Down Jones tăng hơn 400 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tiến 0.71% lên 5,792.04 điểm sau khi ghi nhận mức cao mọi thời đại, chỉ số Nasdaq Composite nhích 0.6% lên 18,291.62 điểm. Chỉ số Dow Jones bật tăng 431.63 điểm, tương đương 1.03%, lên 42,512.00 điểm, mức đóng cửa cao kỷ lục.

Các cổ phiếu công nghệ là những cổ phiếu dẫn đầu đáng chú ý trong đợt leo dốc, với cổ phiếu Amazon và Apple đều tiến hơn 1%. Cổ phiếu Super Micro Computer nhảy vọt 4%. Đà tăng trong phiên ngày thứ Tư đã giúp điều chỉnh khởi đầu đầy biến động của tháng 10, đưa các chỉ số chính ghi nhận sắc xanh trong tháng.

Chứng khoán Mỹ duy trì mức tăng sau khi biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được công bố, tại cuộc họp này ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất 0.5%, cho thấy “phần lớn những người tham gia” ủng hộ việc hạ lãi suất với mức giảm lớn hơn.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm bất chấp lo ngại dai dẳng về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông và một phiên giao dịch đáng thất vọng ở Trung Quốc khi nhà đầu tư chốt lời từ đợt leo dốc gần đây được thúc đẩy nhờ các biện pháp kích thích kinh tế.

Chỉ số Shenzhen của Trung Quốc ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1997, với chứng chỉ quỹ iShares China Large-Cap ETF giảm hơn 1%. Cổ phiếu Alphabet sụt 1.5% sau tin tức DOJ đang cân nhắc việc chia tách.

Phố Wall vừa có một phiên mạnh mẽ được thúc đẩy bởi đà tăng của cổ phiếu công nghệ và sự suy giảm giá dầu. Những động thái này dường như phản ánh sự lạc quan ngày càng tăng rằng Fed có thể “hạ cánh nhẹ nhàng”, đặc biệt sau khi báo cáo việc làm của Mỹ vào tuần trước cho thấy thị trường lao động tiếp tục mạnh mẽ.

Dầu tiếp tục giảm

Đà tăng giá được thúc đẩy bởi nguy cơ xảy ra chiến tranh Trung Đông rộng hơn đã chững lại trong bối cảnh không chắc chắn về cách Israel sẽ trả đũa Iran sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào tuần trước. Việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc không đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới tại cuộc họp báo tuần này cũng đã kìm hãm đà tăng giá dầu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào sáng 9/10 khi một cuộc tấn công Iran đang đến gần. Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Yoav Gallant, cho biết cuộc tấn công của Israel sẽ “gây thiệt hại về người, chính xác và đặc biệt bất ngờ”, theo truyền thông nước này.

Kết phiên, hợp đồng dầu WTI hạ 33 xu, tương đương 0.45%, xuống 73.24 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent sụt 60 xu, tương đương 0.78%, còn 76.58 USD/thùng.

Ryan Grabinski, Giám đốc điều hành và chiến lược gia đầu tư tại Strategas, cho rằng: “Giá dầu thô đã sụt hơn 4% vào ngày 08/10. Rủi ro giảm giá tăng cao khi đà tăng vượt khỏi ngưỡng an toàn.”

Mặc dù giá dầu đang giảm, Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent tăng 10-20 USD/thùng nếu một cuộc tấn công của Israel làm gián đoạn sản xuất dầu thô của Iran.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 5.8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 4/10, còn dự trữ xăng sụt 6.3 triệu thùng.

Các tin khác