Chi cổ tức chủ yếu bằng CP
Trong mùa ĐHCĐ năm 2022, một số nhà băng cũng hé lộ cho cổ đông kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt. Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank, đã chia sẻ với các cổ đông còn ngồi họp đến phút chót, rằng với nền tảng vốn đạt được vào cuối năm nay, NH đủ cơ sở cho tăng trưởng theo kế hoạch trong 5 năm tới, dự kiến từ năm sau sẽ trình ĐHCĐ chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 30%. Và năm nay, VPBank đã thông qua kế hoạch trả cổ tức/CP thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 50%, dự kiến thực hiện vào quý II hoặc quý III.
VIB thông qua đề xuất chia CP thưởng 35%, MSB, OCB cùng có kế hoạch tỷ lệ chia CP thưởng cho cổ đông là 30%, MB cũng dự kiến tăng vốn điều lệ (VĐL) thêm 7.556 tỷ đồng thông qua phát hành 755,6 triệu CP để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 20%.
Tỷ lệ chia cổ tức cũng cao ở nhiều NH khác với mức dao động từ 10-20%.
Sau khi được điều chỉnh về cơ sở pháp lý, các NHTM có vốn nhà nước cũng sớm “hòa nhập đường đua” với NHTMCP khi chia cổ tức “khủng” bằng CP, phát hành CP thưởng từ nguồn vốn thặng dư nhằm tăng VĐL, nâng cao hệ số an toàn vốn.
Sau khi được điều chỉnh về cơ sở pháp lý, các NHTM có vốn nhà nước cũng sớm “hòa nhập đường đua” với NHTMCP khi chia cổ tức “khủng” bằng CP, phát hành CP thưởng từ nguồn vốn thặng dư nhằm tăng VĐL, nâng cao hệ số an toàn vốn.
Tại ĐHCĐ vừa qua, Vietcombank đã thông qua phương án phát hành 856 triệu CP phổ thông để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 và 2020 (thực hiện trong năm 2022). VietinBank sẽ phát hành hơn 569 triệu CP để chia cổ tức nhằm tăng VĐL từ 48.057 tỷ đồng lên 53.751 tỷ đồng. BIDV đã thông qua kế hoạch phát hành thêm hơn 607 triệu CP để trả cổ tức năm 2021 từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Thực ra với các NHTMCP, việc chia một phần cổ tức bằng tiền mặt cũng chỉ mới là dự định trong tương lai. Minh chứng là từ đầu năm NHNN đã yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay thực chất, các NH cần cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận và không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022.
Và cũng đã nhiều năm rồi, cổ đông của các NHTMCP chưa được nhận cổ tức bằng tiền mặt mà chỉ được chia bằng CP theo yêu cầu của NHNN.
Chia tiền mặt khó thực hiện đại trà
Chia tiền mặt khó thực hiện đại trà
Bắt đầu từ năm 2020, khi các NHTMCP đứng trước áp lực tăng vốn để nâng hệ số an toàn vốn, đáp ứng các tiêu chí của Basel II tiến đến Basel III, chia cổ tức đa phần bằng CP theo yêu cầu của NHNN.
Các NHTM có vốn nhà nước thời gian đầu vẫn nằm trong nhóm ngoại lệ, phải chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông là nhà nước, nhưng nhóm này liên tục đề xuất được chia cổ tức tương tự các NHTMCP, và đã được Chính phủ tháo gỡ thông qua việc đưa vào danh sách các lĩnh vực cho phép đầu tư bổ sung vốn nhà nước do Nhà nước nắm giữ trên 50% VĐL.
Trước đây chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ rất thấp, nhưng nay chia bằng CP tỷ lệ rất cao, nhờ đó VĐL của các NHTM tăng tốc mạnh mẽ. Số liệu của NHNN công bố đến cuối tháng 9-2021, tổng VĐL toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 715.580 tỷ đồng, tăng 8,32%. Trong đó, nhóm NHTM có vốn nhà nước có tổng VĐL đạt 169.690 tỷ đồng (tăng 9,29%), nhóm NHTMCP là 348.481 tỷ đồng (tăng 9,88%).
Tại một báo cáo phát hành vào tháng 9-2018, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo, hệ thống NH Việt Nam có thể phải đối mặt với mức thiếu hụt vốn lên tới gần 20 tỷ USD (tương đương 9% GDP) để đáp ứng việc triển khai tiêu chuẩn Basel II, dự kiến áp dụng từ 1-1-2020. Còn trong báo cáo phát hành đầu năm 2022, Fitch Ratings nhận định vốn hóa của ngành NH Việt Nam đã được cải thiện trong những năm gần đây nhờ khả năng sinh lời tốt và các NH tích cực tăng vốn đáp ứng yêu cầu Basel II.
Nhưng hệ thống NH dự kiến cần thêm vốn bổ sung 10,7 tỷ USD (tương đương 2,9% GDP) để đảm bảo khoản dự phòng rủi ro cho vay bù đắp thiệt hại có thể xảy ra từ tất cả các khoản vay có vấn đề, đồng thời duy trì hệ số CAR ở mức 10%. Fitch Ratings đánh giá, nếu so sánh với các NH quốc tế cũng như đặt trong môi trường kinh doanh rủi ro, hệ thống NH của Việt Nam vẫn mỏng vốn.
Hơn ai hết, các nhà băng cũng hiểu rõ vấn đề của chính mình, nên kế hoạch tăng vốn luôn là nhu cầu thường trực. Thực tế khi dịch Covid-19 bùng phát, rủi ro cũng gia tăng, các NH buộc phải tích cực làm dày bộ đệm an toàn là hệ số CAR để ứng phó tốt trong các trường hợp thị trường biến động. Đồng thời, tăng vốn để có nguồn vốn đầu tư vào chuyển đổi số, tăng năng lực tài chính để mở rộng hoạt động tín dụng.
Năm nay, dựa trên các kế hoạch tổng VĐL của các NH có thể tăng thêm 154.000 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với mức 100.000 tỷ đồng của năm 2020.
Năm nay, dựa trên các kế hoạch tổng VĐL của các NH có thể tăng thêm 154.000 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với mức 100.000 tỷ đồng của năm 2020.
Mặc dù có nhiều phương án như phát hành thêm cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, bán cổ phần cho đối tác chiến lược, nhưng phần tăng nhờ chia cổ tức, CP thưởng vẫn áp đảo. Trong bối cảnh như vậy, chia cổ tức bằng tiền mặt có lẽ sẽ trở lại trong vài năm tới nhưng chỉ rải rác ở những nhà băng có tiềm lực mạnh.
Với cổ đông, mặc dù không được nhận cổ tức bằng tiền mặt, nhưng hai năm trở lại đây cũng không có nhiều ý kiến bức xúc, vì hiện tại đa số các NHTM đã niêm yết, có thanh khoản, có thể mua bán được và chia cổ tức vẫn tốt hơn không chia.
Thời điểm hiện tại chỉ còn vài NHTMCP nói không với cổ tức. Chẳng hạn sau khi tính toán các khoản, Techcombank có khoản lợi nhuận có thể phân phối lên tới gần 40.137 tỷ đồng, nhưng NH tiếp tục đề xuất với cổ đông không chia lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại ĐHCĐ vừa qua.
Tương tự năm 2022, Sacombank cũng tiếp tục đề xuất giữ lại lợi nhuận lũy kế 8.982 tỷ đồng, và là NH không được nhận cổ tức liên tục trong 6 năm. Hay như PGBank cũng không chia cổ tức năm thứ 10 liên tiếp, SaigonBank năm thứ 4 không chi cổ tức.
Việc chia một phần cổ tức bằng tiền mặt cũng chỉ mới là dự định trong tương lai. Bởi đã nhiều năm rồi, cổ đông của các NHTM chưa được nhận cổ tức bằng tiền mặt mà chỉ được chia bằng CP theo yêu cầu của NHNN. |