Công ty gia đình lâu đời nhất thế giới

Trong suốt 1.400 năm, Kongo Gumi được biết đến là một công ty Nhật Bản thành công trong việc xây dựng những ngôi chùa Phật giáo ngoạn mục. Mãi cho đến khi gặp khủng hoảng vào năm 2006, đây chính là công ty gia đình lâu đời nhất trên thế giới với 14 thế kỷ tồn tại, trải qua biết bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, từ những biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế cho đến các cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng ngay cả như vậy, Kongo Gumi cũng không thể sống sót được trước sự tuột dốc của kinh tế Nhật Bản trong một thập niên trước đây.

 Trong suốt 1.400 năm, Kongo Gumi được biết đến là một công ty Nhật Bản thành công trong việc xây dựng những ngôi chùa Phật giáo ngoạn mục. Mãi cho đến khi gặp khủng hoảng vào năm 2006, đây chính là công ty gia đình lâu đời nhất trên thế giới với 14 thế kỷ tồn tại, trải qua biết bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, từ những biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế cho đến các cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng ngay cả như vậy, Kongo Gumi cũng không thể sống sót được trước sự tuột dốc của kinh tế Nhật Bản trong một thập niên trước đây.

Công ty gia đình lâu đời nhất thế giới ảnh 1

 Văn phòng của Kongo Gumi ngày nay, giờ đã thuộc sở hữu của công ty Takamatsu.

Khởi nghiệp từ lời mời của một vị Thái t

Một cuốn sách có niên đại từ thế kỷ thứ 17 dài hơn 3 mét đã ghi chép lại sự phát triển của 40 thế hệ gia đình nhà Kongo kể từ khi thành lập công ty vào năm 578 sau công nguyên, khi Shigemitsu Kongo, một thợ mộc lành nghề, cùng với hai thợ thủ công bậc thầy khác, được mời về từ Baekje ở bán đảo Triều Tiên để xây dựng ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trên đất Nhật Bản, Shitennoji.

Lời mời đến từ Thái tử Shotoku, một quan nhiếp chính và chính trị gia trong thời kỳ Asuka ở Nhật Bản, dưới thời nữ hoàng Suiko. Thái tử Shotoku nổi tiếng vì là một Phật tử nhiệt tâm đã có rất nhiều đóng góp vào việc truyền bá đạo Phật trên khắp Nhật Bản.

Wooden statue of Prince Shotoku (PHGCOM/CC BY-SA)

Bức tượng Thái tử Shotoku bằng gỗ (PHG COM / CC BY-SA)

Shitennoji – Công trình đầu tiên của Kongo Gumi

Nằm ở Osaka, ngôi chùa Phật giáo Shitennoji được Thái tử Shotoku cho xây dựng để thờ phụng bốn vị thiên vương, hay còn gọi là Shitenno (tứ thiên vương). Để thể hiện tinh thần Phật giáo, người ta đã xây dựng bốn khu tự viện, bao gồm: Kyoden-in (nơi thuyết giảng đào tạo Phật giáo), Seyaku-in (nơi cứu tế thuốc men cho người bệnh), Ryobyo-in (nơi lưu trú cho bệnh nhân và điều trị bệnh), và Hiden-in (nơi lưu trú cho người già neo đơn và người cần giúp đỡ trong xã hội).

Chùa Shintennoji bao gồm Ngũ trùng tháp, Kim đường, Giảng đường và ba cổng chính dẫn vào chùa.

Shitenno-ji, Osaka (663highland/CC BY-SA)

Chùa Shintennoji ở Osaka (663highland/CC BY-SA)

Sau khi có được thành công và vinh dự với việc xây dựng ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Nhật Bản, người thợ thủ công bậc thầy Shigemitsu Kongo bắt đầu mở công ty Kongo Gumi, lấy theo tên của dòng họ. Qua nhiều thế kỷ, các kỹ năng nghề mộc được lưu truyền qua các thế hệ con cháu trong dòng họ và được kiểm soát với tư cách như quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Nếu không có người thừa kế nam giới, hoặc người thừa kế đương nhiệm không thích hợp để điều hành doanh nghiệp, thì việc kế tục sẽ chuyển sang cho con rể, họ sẽ là người tiếp quản thương hiệu Kongo, hoặc chuyển sang cho một người con gái. Trong mỗi trường hợp, thành viên gia đình điều hành công ty sẽ được lựa chọn kỹ càng dựa trên những kỹ năng lãnh đạo của họ.

Sự phổ truyền của Phật giáo đã tạo nên thành công của Kongo Gumi

Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của Kongo Gumi là vì nó đã lựa chọn một lĩnh vực gắn liền với một đức tin bền bỉ trong suốt hàng ngàn năm với hàng triệu người tín ngưỡng. Ở Nhật Bản, việc xây dựng đền chùa diễn ra vô cùng nhiều.

Qua hàng thế kỷ, Kongo Gumi đã xây dựng hàng trăm ngôi chùa Phật giáo và các công trình kiến trúc khác, trong đó phải kể đến Thành Osaka, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Được xây dựng vào năm 1583 SCN, Thành Osaka đóng một vai trò trọng yếu trong việc thống nhất Nhật Bản trong thời kỳ Momoyama Azuchi vào thế kỷ 16.

Osaka Castle, a famous construction of the Kongo Gumi corporation, 1583 (Midori/Indonesian Wikipedia Project/Public Domain)

Thành Osaka, một công trình nổi tiếng của tập đoàn Kongo Gumi, được xây dựng năm 1583. (Midori/Indonesian Wikipedia Project/Nguồn công cộng)

Thế chiến II buộc Kongo Gumi phải linh hoạt

Một nhân tố quan trọng khác dẫn đến thành công của Kongo Gumi là sự linh hoạt của công ty này trong những thời kỳ khủng hoảng.

Khi Thế chiến II xảy ra, việc xây dựng các đền thờ không nằm trong danh sách ưu tiên của người dân, vì vậy công ty đã phản ứng nhanh chóng, sử dụng các nguồn lực và kỹ năng nghề mộc của mình để chuyển hướng sang việc sản xuất quan tài, thứ mà xã hội lúc bấy giờ đang có nhu cầu rất cao.

Sau chiến tranh, cần rất nhiều nỗ lực mới có thể trùng tu lại các miếu mạo, đền thờ đã bị phá hủy. Tuy nhiên, Kongo Gumi đã nhìn thấy một vấn đề, những công trình gỗ không có được sức chịu đựng dẻo dai trước động đất, hỏa hoạn và tàn phá của chiến tranh. Vì vậy, họ đã tiến đến phát triển các phương pháp xây dựng công trình mới bằng bê tông, giúp cho những công trình của họ bền lâu hơn mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Sự sụp đổ của Kongo Gumi

Mặc dù Kongo Gumi có một lịch sử phát triển lâu dài trải qua nhiều thế kỷ, là ngành công nghiệp ổn định, được quản lý tốt, và cũng rất linh hoạt trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng những điều đó vẫn không đủ để bảo vệ công ty trước tình hình kinh tế bất lợi của Nhật Bản vào năm 2006. Công ty kinh doanh gia đình lâu đời nhất thế giới cuối cùng đã đến hồi kết thúc.

Mặc dù Kongo Gumi có một lịch sử phát triển lâu dài trải qua nhiều thế kỷ, là ngành công nghiệp ổn định, được quản lý tốt, và cũng rất linh hoạt trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng những điều đó vẫn không đủ để bảo vệ công ty trước tình hình kinh tế bất lợi của Nhật Bản vào năm 2006.

“Thứ nhất, trong thời kỳ nền kinh tế bong bóng ở Nhật Bản những năm 1980, công ty này đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào bất động sản”, Bloomberg báo cáo. “Sau khi bong bóng kinh tế bị vỡ trong giai đoạn suy thoái 1992-1993, tài sản bảo đảm cho các khoản nợ của Kongo Gumi đã bị mất giá trầm trọng. Thứ hai, những thay đổi xã hội ở Nhật Bản đã dẫn đến việc người ta ít đóng góp vào xây dựng đền chùa hơn. Kết quả là, nhu cầu cho các dịch vụ xây dựng đền chùa của Kongo Gumi đã giảm mạnh vào đầu năm 1998”.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế tác động xấu tới Nhật Bản vào năm 2006, Kongo Gumi đã hoàn toàn mất khả năng trả nợ. Cuối cùng, công ty 1.429 tuổi này đã bị thanh lý. Năm 2008, nó được Công ty trách nhiệm hữu hạn Takamatsu mua lại. Kanji Ogawa, vị chủ tịch mới của Takamatsu đã nói với Thời báo Tài chính: “Sự thật là có đôi chút liên quan đến vấn đề tình cảm. Nếu công ty này biến mất, những kinh nghiệm và lịch sử tuyệt vời kia sẽ bay theo gió và đó thực sự là một điều lãng phí”.

Kongo Gumi giờ đây hoạt động với tư cách là một chi nhánh thuộc sở hữu của công ty Takamatsu, và để bày tỏ sự tôn trọng trước lịch sử lâu dài của nó, tên của công ty đã được bảo tồn.

Các tin khác