Châu Âu suy thoái
Kể từ khi ra đời năm 1999, đồng tiền chung châu Âu - EUR liên tục đối mặt với các cuộc khủng hoảng tài chính và bất đồng chính trị. Nhưng có lẽ, không một ai nghĩ đến kịch bản tồi tệ cho nền kinh tế các nước khu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone) lại có thể khởi nguồn từ con virus mang tên corona.
Thống kê mới nhất về kinh tế Đức được Bloomberg trích dẫn mới đây, cho biết sản lượng công nghiệp của nước này đã giảm từ cuối năm trước, tiếp tục giảm vào quý I và có thể xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hệ lụy của Covid-19 đã khiến các vướng mắc đến từ hệ thống tự động sản xuất của Đức ảnh hưởng tới toàn bộ châu Âu, do có quá nhiều nhà cung cấp trên thế giới phụ thuộc vào hệ thống này. Kinh tế Italia trong quý IV-2019 cũng suy giảm do nền công nghiệp phía Bắc của nước này có liên hệ chặt chẽ với Đức. Đối với hầu hết các nước trong Eurozone, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất, nếu kinh tế Đức đi xuống các nước cũng sẽ chịu chung tác động.
Dịch cúm Covid-19 khiến lượng khách du lịch Trung Quốc đến Mỹ có thể sẽ giảm 28%, gây thiệt hại 5,8 tỷ USD.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, cảnh báo dịch Covid-19 là mối đe dọa lớn tới kinh tế toàn cầu. ECB đang dần không có đủ nguồn tài chính cần thiết để chống chọi lại đợt suy thoái tới đây và các nước nên hỗ trợ tài chính cho ngân hàng. New York Times dẫn báo cáo ảm đạm về doanh thu của Daimler - một tập đoàn ô tô của Đức - và lý giải việc Eurozone sẽ lâm vào suy thoái. Báo cáo của Daimler cho thấy, trong quý IV-2019, công ty lỗ 11 triệu EUR - đối lập với doanh thu 1,6 tỷ EUR của quý IV-2018. Số tiền lỗ đã đẩy Daimler - công ty mẹ của Mercedes-Benz - xuống vị trí thấp. Daimler và các hãng sản xuất ô tô khác đã buộc phải đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc lâu hơn so với kế hoạch nghỉ Tết Nguyên đán 2020, trong khi dịch Covid-19 đã khiến các showroom vắng khách.
Ziehl-Abegg - một trong những công ty sản xuất hàng đầu về công nghệ điều khiển và hệ thống thông gió tại Đức - có nhà máy 450 công nhân ở Thượng Hải sản xuất hệ thống thông khí cho các bệnh viện. Công ty này không chịu những khó khăn như Daimler bởi nhu cầu mua các sản phẩm đang tăng cao đột biến do tác động của Covid-19. Nhưng Ziehl-Abegg đang phải đương đầu với việc chỉ một nửa số công nhân trở lại công việc khi kỳ nghỉ tết kết thúc. Ziehl-Abegg cho biết cứ mỗi tuần nhà máy ở Thượng Hải đóng cửa, công ty sẽ lỗ thêm 2 triệu EUR.
Mỹ lạc quan trong lo lắng
Mỹ lạc quan trong lo lắng
Trong phiên điều trần lần trước Ủy ban Dịch vụ tài chính của Hạ viện ngày 11-2, ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cho biết nền kinh tế Mỹ hiện đang rất tốt dù mối đe dọa từ Covid-19 đã bao phủ nền kinh tế toàn cầu. Beth Ann Bovino, kinh tế trưởng Tập đoàn giao dịch S&P Global của Mỹ, cho rằng tính đến giữa tháng 2, Mỹ chỉ bị tác động rất nhỏ do nền kinh tế chủ yếu được thúc đẩy bởi các hoạt động trong nước, chiếm khoảng 85% trong các hoạt động kinh tế.
Việc thị trường lao động phát triển mạnh, với tỷ lệ trung bình 200.000 việc làm mới được tạo ra mỗi tháng trong giai đoạn nửa cuối năm 2019, là lý do khiến Nhà Trắng lạc quan về nền kinh tế Mỹ 2 tháng đầu năm. The Wall Street Journal đánh giá kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2020. Dù vậy, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định Mỹ sẽ bị tác động tiêu cực từ Covid-19. Fed cũng cảnh báo sẽ có rất nhiều nước phải đóng băng nền kinh tế do lo ngại Covid-19 lây lan, từ đó, gây ra những khó khăn mới cho kinh tế Mỹ. Ngân hàng Goldman Sachs ước tính Covid-19 sẽ làm giảm một nửa sản lượng của Mỹ trong quý I.
Các nhà kinh tế lo ngại, tác động của Covid-19 với kinh tế Mỹ ở 3 vấn đề cơ bản. Thứ nhất, xuất khẩu sang Trung Quốc bị suy giảm. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của các công ty Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và thời trang. Khoảng 47% doanh thu hàng năm của Qualcomm và 28% doanh thu của Intel đến từ chi tiêu của người Trung Quốc. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ iPhone lớn thứ hai của Apple, và Covid-19 đã làm giảm nghiêm trọng doanh số bán hàng của Apple.
Thứ hai, dịch Covid-19 sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất Mỹ hầu hết sử dụng linh kiện được sản xuất tại vùng dịch như Vũ Hán, thành phố có hơn 500 nhà sản xuất phụ tùng ô tô. Các công ty Mỹ có 2 lựa chọn: tìm nhà sản xuất ngoài Trung Quốc hoặc ngừng hoạt động. Những công ty sản xuất ô tô như Ford đã phải đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc.
Thứ ba là ngành du lịch bị ảnh hưởng. Những năm gần đây, du lịch Trung Quốc đã trở thành động lực quan trọng của GDP Mỹ. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng khách Trung Quốc. Giờ đây, Covid-19 sẽ giáng thêm cú đánh vào ngành du lịch Mỹ. Nhiều hãng hàng không đã phải hủy tất cả chuyến bay đi và trở về từ Trung Quốc. Chính phủ Mỹ không cho bất kỳ công dân ngoại quốc nào đã từng tới Trung Quốc được phép nhập cảnh vào Mỹ. Trong năm 2020, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Mỹ có thể sẽ giảm tới 28%, gây thiệt hại 5,8 tỷ USD và đến hết năm 2024 có thể sẽ gây thiệt hại gần 10,3 tỷ USD.
Covid-19 là mối đe dọa rất lớn tới sự phục hồi đang được kỳ vọng của kinh tế toàn cầu, bởi toàn bộ hy vọng đều được đặt vào sự tiến triển của kinh tế Trung Quốc. Stefan Schneider, nhà kinh tế học Ngân hàng Đức |