Cuộc đua vào Nhà Trắng thay đổi thế nào sau quyết định của ông Joe Biden?

Sau quyết định của ông Biden ngày hôm qua, trước mắt có thể thấy bà Clinton đang có lợi thế hơn rất nhiều so với ứng viên còn lại của đảng Dân chủ.

Sau quyết định của ông Biden ngày hôm qua, trước mắt có thể thấy bà Clinton đang có lợi thế hơn rất nhiều so với ứng viên còn lại của đảng Dân chủ.

 

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua bất ngờ tuyên bố không tranh cử Tổng thống - điều gây bất ngờ với những người từ lâu ủng hộ ông ra tranh cử đại diện đảng Dân chủ. Với quyết định này, hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua ứng cử vào vị trí tổng thống nhiệm kỳ tới của đảng Dân chủ sẽ không phải đối đầu trực diện gay cấn với nhau như những lần trước với kết quả luôn luôn khó đoán định.

Giờ đây cuộc đua nội bộ trong đang Dân chủ ở Mỹ chỉ còn lại 2 đối thủ đó là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đang thênh thang trên con đường chạy đua vào nhà Trắng năm 2016 tới đây.

Dưới đây là 5 xu hướng có thể diễn ra sau quyết định rút lui của phó tổng thống Biden sẽ ảnh hưởng ra sao đến chặng nước rút của Đảng Dân vào vị trí tổng thống:

Lợi thế hiện tại đang nghiêng về Clinton bất lợi cho Sanders

Sau quyết định của ông Biden ngày hôm qua, trước mắt có thể thấy bà Clinton đang có lợi thế hơn rất nhiều so với thượng nghị sĩ Sanders trong ngắn hạn.

Các cuộc thăm dò ý kiến đã liên tục cho thấy trong thời gian vừa qua chỉ có đương kim phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden là có thể thu hút số phiếu ủng hộ từ bà Hillary Cinton trong nội bộ đảng Dân chủ.

Một cuộc thăm dò mới đây nhất của CNN / ORC vào tuần trước đã cho thấy vị cựu ngoại trưởng Mỹ đang bỏ xa đối thủ của mình hơn 16% số phiếu khi lượng phiếu ủng hộ bà đạt mốc 45% so với thượng nghị sĩ Sanders là 29% trong khi phó tổng thống Biden chỉ được 18% số phiếu ủng hộ.

Nhưng với việc ông Biden rút lui khỏi danh sách các ứng cử viên, thì tỷ lệ phiếu cho bà Clinton vừa được nới rộng lên và vượt xa đối thủ duy nhất tới 23%, vọt lên mốc 56% trong khi ông Sanders mới chỉ thu hút được 33% phiếu ủng hộ.

Cách thức tranh cử của Sanders là luôn tìm cách phản bác lại các lý lẽ của bà Clinton. Trong khi đó phó tổng thống Joe Biden lại luôn muốn giữ vững và thừa hưởng các thành quả và đường lối đã đạt được từ nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama với việc tập trung vào các chính sách hỗ trợ nhằm lấy được sự ủng hộ từ các tầng lớp nhân dân lao động phổ thông.

Trừ trường hợp có một ứng cử viên sáng giá đột nhiên xuất hiện với khả năng làm chấn động giới chính trị của Mỹ ví dụ như một người đầy cá tính và khó nắm bắt như thống đốc bang Maryland Martin O'Malley tuy hiện tỷ lệ các cử tri ủng hộ ông vẫn còn rât thấp nhưng ông hứa hẹn sẽ mang lại nhiều đột biến trong cuộc chiến nội bộ của đảng Dân chủ nếu nó xảy ra còn tính cho đến giờ bà có thể coi bà Clinton đang một mình một ngựa so với các ứng viên khác của đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, trong dài hạn, việc Biden rút lui có thể sẽ là sự trợ giúp đáng kể cho Sanders: Đối thủ sáng giá nhất hiện nay của bà cựu đệ nhất phu nhân tổng thống trong việc lấy được sự tín nhiệm của các cử tri đảng Dân chủ. Và chỉ cần bà Hillary sơ xảy hay không thành công trong việc lấy phiếu tín nhiệm của người ủng hộ trong chiến dịch tranh cử của mình thì mọi ưu thế lại sẽ thuộc về thượng nghị sĩ 74 tuổi Bernie Sanders.

Mong đợi một cuộc đua được minh bạch và song phẳng

Nếu Joe Biden vẫn tiếp tục ứng cử trong nội bộ đảng Dân chủ thì giới chuyên gia cho rằng rất có thể xảy ra trường hợp không thể ngã ngũ giữa các ứng cử viên và sẽ không thể đưa lại một lợi thế rõ ràng cho bất cứ nhân vật nào tham gia tranh cử .

Biden mình đã thừa nhận việc ông đã từng đưa ra tuyên bố chưa hẳn đã chính xác làm ảnh hưởng đến danh tiếng của bà Clinton khi bà được coi là đã mắc phải một sai lầm trong công tác ngoại giao nhiệm kỳ bà làm ngoại trưởng Mỹ dưới thời kỳ đầu của tổng thống Obama.

Không phải tất cả các nhận định của Biden trong thời gian tranh cử là chính xác tuy nhiên ông vẫn là một chính trị gia đầy quyền lực và chịu trách nhiệm trong các tuyên bố của mình về các chính sách và lập trường cũng như hành động của đất nước đứng thứ 1 toàn cầu. Trong khi đó bà Clinton mang lại một phong cách phóng khoáng hơn trong các cuộc nói chuyện với cử tri, mang đến những tín hiệu thoải mái và tự tin trong cuộc tranh luận dân chủ đầu tiên khi bà xuất hiện trong chương trình truyền hình “Saturday Night Live” của đài NBC.

Chặng đường chạy đua vào Nhà Trắng của bà Clinton được chuẩn bị kỹ lưỡng

Dù bà cựu ngoại trưởng đã công khai cho biết bà sẵn sàng đem lại cho vị phó tổng thống rất nhiều đất diễn, có thể thấy kế hoạch và chiến dịch tranh cử của bà đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhằm chạy đối đầu với ông Biden.

Đặc biệt hơn nữa là việc bà Clinton đã công khai đưa ra một số quan điểm chính sách đó có mâu thuẫn với Nhà Trắng trong những tuần gần đây - đặc biệt là quan điểm trái chiều về hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mà phải rất khó khăn thì chính quyền của ông Obama và các 11 quốc gia khác mới đạt được vào đầu tháng 10 này.

Clinton đã không đồng tình về các thỏa thuận thế kỷ TPP và đứng về phía công đoàn những người lao động đã thường xuyên chiến đấu để ngăn chặn việc thực hiện hiệp định này do lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng khi TPP được vận hành. Bà đã đưa ra quan điểm đồng tình với thượng nghị sĩ Bernie Sanders về vấn đề TPP nhằm cô lập các luận điểm của ông Biden.

Quyết định rời bỏ quyền lực với Nhà Trắng là một quyết định cứng rắn của ông Biden. Vì có thể sẽ có nhiều khó khăn hơn đang đón chờ một vị đương kim phó tổng thống trong nhiệm kỳ tới nếu ông vẫn tiếp tục tranh cử.

Ưu thế đang hiện hữu cho các ứng cử viên của đảng Dân chủ để đối mặt với các ứng viên của đảng Cộng hòa

Khi các ứng cử viên của đảng Dân chủ đã tổ chức được một cuộc gặp gỡ và tranh luận đầu tiên của họ vào tuần trước ở Las Vegas, bà Clinton đã gây được ấn tượng với phong cách hóm hỉnh sau khi được hỏi về những đối thủ đáng gờm nhất thì bà đã lái câu trả lời về phía các nhân vật của đảng Cộng hòa.

Đây là cách chơi chữ rất thông minh của ba Clinton để đánh lạc hướng về một dư luận đang thất vọng khi Quốc hội Hoa Kỳ đã cố gắng để ngăn chặn một số chính sách của chính quyền tổng thống Obama. Nhưng phó tổng thống Joe Biden lại nhìn nhận đây như là bằng chứng cho một cuộc bầu cử chính trị không trong sáng và đưa ra chỉ trích về giọng điệu của bà Clinton. Quan điểm của ông Biden trong bữa tiệc tại khách sạn Four Seasons, Washington vào đêm thứ ba vừa qua là “Các ứng cử viên khác không thể được coi là kẻ thù” và “Nếu bạn coi họ như là kẻ thù, chúng ta không có cách nào có thể giải quyết những vấn đề khó khăn còn tồn đọng”.

Các vấn đề đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho Tổng thống Obama

Triển vọng của một cuộc đối đầu nội bộ trong đảng Dân chủ giữa ông Biden và bà Clinton đã gần như được định hình và gây ra những lo ngại đáng kể cho cuộc đua vào Nhà Trắng khi cả 2 ứng viên này đều có được rất nhiều niềm tin từ chính nội bộ của đảng Dân chủ. Hầu hết các phụ tá của ông Obama đều nhận thấy bà Clinton là vị trí tốt nhất để giữ vững được các thành quả đạt được trong 2 nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama.

Ngược lại Joe Biden lại là một nhân vật nổi tiếng trong giới quan chức chính quyền của ông Obama, khi ông được coi là có lòng trung thành tuyệt đối với ông chủ nhà Trắng và cũng được ngưỡng mộ rất nhiều vì sự kiên trì của mình trong thời gian tại vị dù có những khó khăn trong cuộc sống riêng. Nhưng thay vì tạo cảm hứng cho niềm hy vọng rằng ông sẽ thực hiện tốt vai trò lãnh đạo đất nước, các cuộc thảo luận công khai của ông lại mang đến phần nào sự lo lắng về mặt cá nhân khi các cử tri lo ngại về mặt tuổi tác của ông.

Obama đã nhiều lần công khai ca ngợi về Biden như là “một phó tổng thống tốt nhất trong lịch sử” và hứa rằng sẽ để vị phó của mình tự quyết định về tương lai chính trị của ông khi nhiệm kỳ của đương kim tổng thống kết thúc vào năm tới.

Nhưng giờ đây khi Joe Biden không còn là ứng cử viên trong cuộc đua vào nhà Trắng sắp tới, rõ ràng đã mang đến lợi thế rất lớn cho bà Clinton để trở thành ứng cử viên sáng giá nhất kế thừa công việc của ông Obama.

Các tin khác