Đã tìm thấy bằng chứng chúng ta đang sống trong ‘ma trận’?

(ĐTTCO) - Một nhà khoa học tuyên bố ông có nghiên cứu mới có thể chỉ ra thực tế con người đang sống trong thế giới mô phỏng (thế giới ảo) .
GS. Melvin Vopson. @YouTube/University of Portsmouth. Warner Bros
GS. Melvin Vopson. @YouTube/University of Portsmouth. Warner Bros

Melvin Vopson, một giáo sư cộng tác khoa học về vật lý tại Đại học Portsmouth, đã phát hiện một luật vật lý mới có thể chứng minh rằng chúng ta chỉ đang sống trong một vũ trụ theo kiểu ma trận (Matrix).

Giáo sư Vopson trước đó đã công bố một bài báo nghiên cứu gợi ý rằng thông tin và các hạt cơ bản có khối lượng, tương tự như DNA của con người.

Năm ngoái, ông đã phát hiện một luật vật lý mới gọi là 'luật thứ hai về động lực thông tin', giải thích cách thông tin hoạt động.

Luật mới này có thể giúp dự đoán các đột biến gen trong các sinh vật và kết quả của chúng.

Nó dựa trên luật thứ hai về nhiệt động học, trong đó đo độ hỗn loạn của gen.

Giáo sư Vopson đã dự đoán rằng độ hỗn loạn trong các hệ thống thông tin cũng sẽ tăng theo thời gian.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã đưa ra một kết quả không ngờ và ông đã phát hiện rằng độ hỗn loạn thực tế lại không tăng mà ngược lại chậm dần.

Ông kết luận rằng luật thứ hai về động lực thông tin, hay gọi là infodynamics, có thể ảnh hưởng đáng kể đến nghiên cứu di truyền và lý thuyết tiến hóa.

Nói cách khác, nó có thể không nằm ở nguồn gốc của các đột biến gen.

"Những nghiên cứu của tôi chỉ ra một khả năng kỳ quái và thú vị rằng chúng ta không sống trong một thực tại khách quan và toàn bộ vũ trụ có thể chỉ là một mô phỏng ảo siêu cấp tiên tiến", Giáo sư Vopson viết trong một bài báo được công bố trên AIP Advances.

Ông thêm: "Bài báo cũng giải thích sự phổ biến của tính đối xứng trong vũ trụ.

"Các nguyên tắc về đối xứng đóng một vai trò quan trọng đối với các luật tự nhiên, nhưng cho đến nay, chưa có giải thích nào về tại sao lại như vậy. Kết quả của tôi chỉ ra rằng đối xứng cao tương ứng với trạng thái độ hỗn loạn thông tin thấp nhất, có thể giải thích sự thiên hướng của tự nhiên đối với nó".

Ông cũng thêm rằng cách loại bỏ thông tin thặng dư giống như "máy tính xóa hoặc nén mã rác" để tiết kiệm không gian lưu trữ và tăng sức mạnh.

Kết quả này ủng hộ ý tưởng rằng chúng ta đang sống trong một mô phỏng.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết cần thêm nhiều thử nghiệm để chứng minh lý thuyết này.

"Một con đường có thể là thử nghiệm tôi đề xuất vào năm ngoái để xác nhận trạng thái thứ năm trong vũ trụ - và thay đổi vật lý như chúng ta biết nó - bằng cách sử dụng va chạm giữa hạt và hạt đối kháng", Giáo sư Vopson nói.

Các tin khác