Du Xiaohui là đại sứ thứ 16 của Trung Quốc tại Zambia kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1964.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Đại sứ quán, tân đặc phái viên và các đồng sự cam kết giữ vững tinh thần hữu nghị Trung-Phi và tiếp tục đóng góp cho hợp tác Nam-Nam và hòa bình thế giới.
Sự xuất hiện của đại sứ Du trùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ mới nhất của Zambia, khi nước này chờ các tổ chức cho vay tư nhân và 20 quốc gia giàu có nhất thế giới quyết định về việc xin giảm nợ theo khuôn khổ chung của G20.
Các bộ trưởng tài chính G20 sẽ gặp nhau trong tuần này trong cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để thảo luận về nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả tiến trình của kế hoạch xóa nợ.
Năm 2020, Zambia trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên trong kỷ nguyên đại dịch vỡ nợ trái phiếu, mệnh giá 3 tỷ USD.
Theo một báo cáo gần đây của Fitch Ratings, Zambia đã không trả được phần lớn nợ nước ngoài tồn đọng kể từ khi không thanh toán được lãi suất Eurobond vào 10-2020.
Lusaka sau đó cho biết họ sẽ ngừng trả tất cả các khoản nợ nước ngoài, không bao gồm một số khoản vay dự án ưu tiên và nộp đơn xin xóa nợ.
Zambia đang trong quá trình tái cơ cấu khoảng 15 tỷ USD các khoản nợ nước ngoài như một điều kiện tiên quyết để đảm bảo các khoản vay 1,4 tỷ USD của IMF.
Các bên cho vay Trung Quốc chiếm hơn 6 tỷ USD, được chi cho các dự án lớn bao gồm sân bay, đường cao tốc và đập điện.
Stephen Chan, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở London, cho biết 1/3 nợ nước ngoài của Zambia là do các ngân hàng và cơ quan khác nhau của Trung Quốc.
Yun Sun, giám đốc chương trình Trung tâm Stimson tại Washington, cho biết một trong những vấn đề quan trọng đối với quan hệ Trung Quốc-Zambia là nợ, vì Zambia phải vật lộn để trả các khoản vay của Trung Quốc.
Nhưng Zambia không phải là nước duy nhất và đại sứ không phải là người ra quyết định cuối cùng về những vấn đề này.
David Shinn, giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott của Đại học George Washington, cho biết nợ và Trung Quốc là nguồn cung cấp thiết bị quân sự, đặc biệt là máy bay, sẽ là một trong những vấn đề hàng đầu.
Một số khoản vay của Zambia là để trả cho các thiết bị quân sự của Trung Quốc. Một nghiên cứu năm 2020 của Jyhjong Hwang, một nhà nghiên cứu Trung Quốc-Châu Phi tại Đại học Bang Ohio, Mỹ, đã xếp Zambia là nơi nhận các khoản vay Trung Quốc để mua sắm quân sự lớn nhất của châu Phi - với 600 triệu USD đã ứng trước cho Lusaka từ năm 2000 đến 2017, từ tổng số 1,5 tỷ USD.
Phần lớn số tiền tài trợ cho việc mua sắm máy bay cho Không quân Zambia, đến từ China Eximbank, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Quốc phòng và Hàng không khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, và China Poly Technologies.