Dù nỗ lực tái cơ cấu lại hoạt động, nhưng doanh nghiệp này càng lún sâu vào khó khăn khi mới đây GTT bị ngân hàng ra quyết định bán giải chấp hàng loạt tài sản tại TPHCM.
Lên đỉnh rồi lao dốc
Thời hoàng kim của Thuận Thảo trong giai đoạn từ năm 2009 trở về trước, sau khi chuyển từ mô hình doanh nghiệp vận tải lên thành công ty TNHH (tháng 10-2007) và tiếp đến là CTCP (tháng 12-2009). Đây cũng là giai đoạn GTT liên tục tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới như: dịch vụ lữ hành, chăm sóc sắc đẹp, sản xuất nước uống đóng chai và đặc biệt là bất động sản với tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2004, đưa vào hoạt động nhà máy nước đóng chai Suga và Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo (21.865m2).
Sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE, GTT đưa CP lên giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 7-6-2016. Tuy nhiên, không lâu sau khi niêm yết trên UPCoM, HNX lại có quyết định đưa CP này vào diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch trong phiên thứ 6 hàng tuần) do vốn chủ sở hữu bị âm. |
Năm 2010, ký bản ghi nhớ với Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên về việc đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu (quy mô 100ha) với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Thời điểm này, vốn điều lệ của GTT đã lên tới 435 tỷ đồng. Năm 2011, triển khai dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Đà Bàn (20ha) với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.
Sau hàng loạt những dự án đầu tư khủng trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của GTT bắt đầu sa sút. Liên tiếp trong 3 năm 2011-2013, lợi nhuận của GTT chỉ đạt trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm và bắt đầu nếm mùi thua lỗ kể từ năm 2014 trở đi. Tháng 3-2016, HOSE quyết định đưa GTT vào diện bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế 2 năm liên tiếp 2014 và 2015 là con số âm.
Đến tháng 4-2016, HOSE tiếp tục có thêm quyết định đưa GTT vào diện hủy niêm yết bắt buộc kể từ ngày 30-5-2016, do tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Cụ thể, trong năm 2015, GTT thua lỗ hơn 121 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 161,11 tỷ đồng và khoản 317,54 tỷ đồng chưa trích lập dự phòng cho khoản nợ gốc cho vay và lãi vay phải thu của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn (NSG).
Do đó, sau khi phải trích lập khoản nợ này, tại ngày 31-12-2015, GTT ghi nhận tổng số lỗ hơn 621,5 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp là 435,03 tỷ đồng (thuộc trường hợp CK bị hủy niêm yết bắt buộc). Từ mức giá 20.000 đồng/CP ngày chào sàn, GTT chia tay HOSE với mức giá trong phiên giao dịch cuối cùng 400 đồng/CP.
Thừa nhận yếu kém
Thừa nhận yếu kém
Đây thật sự là nỗi ám ảnh của cổ đông và cả bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp. Nỗi ám ảnh càng nhân lên gấp bội khi mới đây Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Phú Tài, thông báo bán nợ của NSG với tổng giá trị hơn 2.200 tỷ đồng gồm 1.208 tỷ đồng nợ gốc và 1.070 tỷ đồng nợ lãi theo con số tạm tính đến ngày 31-12-2017.
Đây là khoản nợ đã trễ hạn nhiều năm với bên vay nợ gồm 96 tổ chức/cá nhân, trong đó có NSG và 95 cá nhân liên quan. Toàn bộ khoản nợ của 96 bên vay nợ trên được đảm bảo bởi bất động sản tại chính trụ sở của NSG tại quận 1 cùng 2 bất động sản tại quận Bình Chánh (TPHCM). Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo còn gồm 5,2 triệu CP GTT.
Đầu tư của Thuận Thảo quá dàn trải đã đưa vào tình thế thua lỗ nặng.
Không chỉ có khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng với BIDV Phú Tài, NSG còn đang phải trả cho GTT khoản vay 400 tỷ đồng cùng số tiền nợ lãi 53,6 tỷ đồng. Được biết, NSG là doanh nghiệp được thành lập năm 2004 với mục tiêu để phát triển dự án bất động sản tại Bình Chánh. Khoản vay 400 tỷ đồng được đảm bảo bằng quyền chuyển đổi thành vốn góp NSG và thậm chí đã được GTT không tính lãi do "điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế".
Thực tế, NSG và GTT gần như là 1, khi cả 2 đều có chung Chủ tịch HĐQT là bà Võ Thị Thanh, người được biết đến như một nữ doanh nhân tiêu biểu của Phú Yên và cả khu vực miền Trung. Tuy nhiên, chính tham vọng đa ngành của bà Thanh đã đẩy thương hiệu “Thuận Thảo” rơi vào tình trạng bị đát như hiện tại. Bản thân bà Thanh cũng nhận thấy những yếu kém của mình sau hàng loạt dự án đầu tư không hiệu quả.
Trong Báo cáo thường niên cung cấp cho cổ đông tại ĐHCĐ thường niên năm 2017, HĐQT của doanh nghiệp đã thừa nhận việc đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái dàn trải, dịch vụ trùng lắp và cơ sở vật chất xuống cấp; dự án khách sạn với tiêu chuẩn quá tầm so với thị trường tại địa phương, trong khi lượng khách ngoài tỉnh không nhiều do sản phẩm du lịch tại địa phương còn thấp. Đặc biệt là sự yếu kém của bộ máy điều hành khi chưa theo kịp quy mô đầu tư ngày càng lớn của doanh nghiệp.
Sau thất bại, từ năm 2015 trở lại đây, GTT hầu như không có hoạt động đầu tư mới vào tài sản nào mà chủ yếu là thanh lý và chuyển nhượng dự án và các phương tiện vận tải để thanh toán nợ vay, đồng thời xử lý các tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, nỗ lực tái cơ cấu của GTT gần như không mang lại hiệu quả, thậm chí còn trượt dài hơn trong khó khăn.
Năm 2016, GTT tiếp tục lỗ thêm gần 300 tỷ đồng và tính đến cuối năm 2017, lỗ lũy kế của GTT đã lên tới 920 tỷ đồng, gấp 1,94 lần vốn điều lệ. Đặc biệt, GTT hiện đang nợ ngân hàng 656 tỷ đồng, trong đó BIDV Phú Tài cho vay 624 tỷ đồng với tài sản thế chấp là trung tâm giải trí và sinh thái, khách sạn 5 và resort.