Tuy nhiên, giới đầu tư cho rằng lợi nhuận thật sự của HAG thấp hơn rất nhiều nếu không có những “xảo thuật” trong việc lập BCTC.
Tung hứng với BCTC
Theo BCTC hợp nhất quý II vừa được HAG công bố, lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 1.120 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp lỗ 1.282 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, HAG đạt 2.474 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế đạt 1.015 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.136 tỷ đồng.
CTCP Đường Biên Hòa (BHS) và CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) đã chi tổng cộng 1.330 tỷ đồng để mua lại 815 tỷ đồng vốn điều lệ của CTCP Mía đường Hoàng Anh Gia Lai. Trong đó, BHS nắm giữ 60% vốn điều lệ, SBT nắm giữ 40% còn lại. |
Giải thích về sự đột biến này, ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc HAG, cho rằng nguyên nhân đến từ sự tăng trưởng mạnh về doanh thu của một số lĩnh vực trong quý. Đơn cử, doanh thu từ bán trái cây tăng 652 tỷ đồng, doanh thu từ bán mủ cao su tăng 140 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động cho thuê tại Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai ở Myanmar tăng 92 tỷ đồng.
Đặc biệt, một trong những yếu tố đóng góp vào kết quả này là doanh thu tài chính tăng 814 tỷ đồng, nhờ thanh lý nhóm công ty mía đường cho Thành Thành Công. Con số này cao hơn rất nhiều so với con số ước tính lãi 215 tỷ đồng được lãnh đạo HAG công bố tại ĐHCĐ cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 30-6 vừa qua.
Tuy nhiên, BCTC cũng đưa ra những con số gây sốc không khác gì việc tập đoàn bất ngờ lãi lớn. Đó là việc doanh nghiệp này bị hồi tố khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng cho năm 2016 (liên quan đến việc chuyển nhượng mảng mía đường). Cụ thể, song song với việc ghi nhận lãi trong quý II-2017, HAG cũng đồng thời ghi nhận hồi tố khoản lỗ ròng 750 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh của năm 2016. Như vậy, thay vì lỗ ròng 985 tỷ đồng như BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016 đã công bố, mức lỗ sau hồi tố sẽ tăng lên con số khủng 1.735 tỷ đồng.
Về vấn đề này, lãnh đạo công ty con HAG là CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) đã giải trình như sau: Ngày 31-8-2016, HNG đã bàn giao các chức vụ quản lý chủ chốt của CTCP Mía đường Hoàng Anh Gia Lai và Công ty Mía đường Hoàng Anh Attapeu cùng với quyền vận hành, quản lý kinh doanh đối với nhà máy đường, nông trường mía và các tài sản liên quan. Tại ngày lập BCTC hợp nhất 2016, 2 bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý để hoàn tất giao dịch chuyển nhượng cổ phần của nhóm công ty mía đường.
Tuy nhiên, BCTC cũng đưa ra những con số gây sốc không khác gì việc tập đoàn bất ngờ lãi lớn. Đó là việc doanh nghiệp này bị hồi tố khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng cho năm 2016 (liên quan đến việc chuyển nhượng mảng mía đường). Cụ thể, song song với việc ghi nhận lãi trong quý II-2017, HAG cũng đồng thời ghi nhận hồi tố khoản lỗ ròng 750 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh của năm 2016. Như vậy, thay vì lỗ ròng 985 tỷ đồng như BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016 đã công bố, mức lỗ sau hồi tố sẽ tăng lên con số khủng 1.735 tỷ đồng.
Về vấn đề này, lãnh đạo công ty con HAG là CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) đã giải trình như sau: Ngày 31-8-2016, HNG đã bàn giao các chức vụ quản lý chủ chốt của CTCP Mía đường Hoàng Anh Gia Lai và Công ty Mía đường Hoàng Anh Attapeu cùng với quyền vận hành, quản lý kinh doanh đối với nhà máy đường, nông trường mía và các tài sản liên quan. Tại ngày lập BCTC hợp nhất 2016, 2 bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý để hoàn tất giao dịch chuyển nhượng cổ phần của nhóm công ty mía đường.
HNG xác định đã chấm dứt toàn bộ quyền kiểm soát đối với nhóm công ty mía đường sau ngày 31-8-2016 và đã sử dụng số liệu kế toán tại ngày này của nhóm công ty mía đường để hợp nhất vào BCTC 2016 của HNG. Tuy nhiên, các hồ sơ pháp lý liên quan đến nghiệp vụ chuyển nhượng 100% sở hữu của HNG tại nhóm công ty mía đường mới hoàn tất vào ngày 22-5-2017. Chính vì vậy, HNG đã ghi nhận khoản lãi của nghiệp vụ thanh lý khoản đầu tư này trong kỳ kế toán nửa đầu năm 2017.
Không minh bạch
Giải trình của HNG cũng ghi rõ các khoản mục hồi tố quan trọng gồm có: giảm giá trị hàng tồn kho 176 tỷ đồng, giảm 297 tỷ đồng tài sản dài hạn (chủ yếu giảm giá trị tài sản cố định hữu hình), tăng 304 tỷ đồng nợ phải trả. Các điều chỉnh này đã dẫn đến việc HNG phát sinh thêm khoản lỗ 750 tỷ đồng làm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm tương ứng.
Không minh bạch
Giải trình của HNG cũng ghi rõ các khoản mục hồi tố quan trọng gồm có: giảm giá trị hàng tồn kho 176 tỷ đồng, giảm 297 tỷ đồng tài sản dài hạn (chủ yếu giảm giá trị tài sản cố định hữu hình), tăng 304 tỷ đồng nợ phải trả. Các điều chỉnh này đã dẫn đến việc HNG phát sinh thêm khoản lỗ 750 tỷ đồng làm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm tương ứng.
Theo nhận định của các chuyên gia, HAG đang sử dụng chiêu thức lấy thu nhập đã ghi năm trước chuyển sang ghi vào năm nay. Cách làm này có thể không vi phạm các quy định về kế toán, nhưng với NĐT đây là cách làm không minh bạch, thậm chí có ý kiến cho rằng HAG đang “giăng bẫy” NĐT bằng việc tô hồng BCTC.
Thực tế, ngay khi doanh nghiệp này công bố lợi nhuận ngàn tỷ đồng, bộ đôi CP HAG và HNG đã nhanh chóng tăng trần trong phiên giao dịch ngày 1-8. Tuy nhiên, sau khi thông tin hồi tố lỗ bị những NĐT có kinh nghiệm mang ra “mổ xẻ”, HAG và HNG nhanh chóng hạ nhiệt. Theo ý kiến của nhiều NĐT, nếu bù trừ khoản hồi tố 750 tỷ đồng, lợi nhuận quý II thật sự của HAG chỉ còn 370 tỷ đồng.
Cho dù HAG đã thoát lỗ nhưng cổ đông vẫn chưa thể an tâm về hiệu quả của doanh nghiệp, khi nhiều mảng kinh doanh tiếp tục sụt giảm không phanh. Đơn cử, mảng bò giảm 390 tỷ đồng (do thiếu vốn lưu động để đầu tư cho đàn bò), doanh thu bán bất động sản đầu tư giảm 419 tỷ đồng, doanh thu bán bắp giảm 48 tỷ đồng, doanh thu bán căn hộ giảm 12 tỷ đồng, doanh thu bán hàng hóa nông nghiệp giảm 8 tỷ đồng...
Cho dù HAG đã thoát lỗ nhưng cổ đông vẫn chưa thể an tâm về hiệu quả của doanh nghiệp, khi nhiều mảng kinh doanh tiếp tục sụt giảm không phanh. Đơn cử, mảng bò giảm 390 tỷ đồng (do thiếu vốn lưu động để đầu tư cho đàn bò), doanh thu bán bất động sản đầu tư giảm 419 tỷ đồng, doanh thu bán bắp giảm 48 tỷ đồng, doanh thu bán căn hộ giảm 12 tỷ đồng, doanh thu bán hàng hóa nông nghiệp giảm 8 tỷ đồng...
Trong khi đó, mảng trái cây dù ghi nhận được những con số tích cực (theo như công bố của HAG) nhưng mức độ rủi ro của ngành vẫn còn rất lớn. Có thể kể đến các rủi ro như biến động giá, dịch bệnh, hàng rào kỹ thuật ở các nước nhập khẩu.
Đặc biệt rủi ro lớn nhất chính là việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Hiện tại thị trường chính mảng trái cây của HAG trong vài năm tới vẫn là Trung Quốc. Ngay cả mảng cao su dù giá bán đã được cải thiện đáng kể, nhưng đây vẫn là gánh nặng của doanh nghiệp khi chiếm giá trị đầu tư lớn nhất và tỷ trọng đóng góp doanh thu ở mức rất thấp (khoảng 2,39% năm 2016).