Trong đó, chú trọng đào tạo cho lao động ở các vùng nguyên liệu có liên kết sản xuất với các doanh nghiệp cũng như lao động thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thành viên hợp tác xã, trang trại tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng, sản xuất công nghệ cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; ưu tiên tổ chức đào tạo lao động ở các vùng khó khăn, lao động hiện đang làm việc trên địa bàn TP có nhu cầu học nghề để trở về quê hương sản xuất nông nghiệp.
Đào tạo theo chỉ tiêu: 70% số lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp, thành viên hợp tác xã, trang trại, LĐNT học các nghề nông nghiệp để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, 20% cho lao động tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và 10% đào tạo nông nghiệp để đảm bảo an sinh xã hội nông thôn ở địa phương.
Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn TP; hướng dẫn Phòng Kinh tế các huyện xác định danh mục nghề đào tạo, nhu cầu đào tạo, phân bổ chỉ tiêu đào tạo và đối tượng đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề; các mô hình dạy nghề có hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau học nghề.
Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT gắn với các mô hình khuyến nông; kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT trên địa bàn TP...
Giao UBND các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ cần cập nhật thực trạng đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT và nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp trong giai đoạn 2021 – 2025; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT trên địa bàn quận - huyện; thống kê số LĐNT có nhu cầu thực tế cần học nghề nông nghiệp trên địa bàn xã - phường, thị trấn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề nông nghiệp của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho LĐNT lựa chọn nghề học phù hợp.
Đề xuất danh mục nghề đào tạo, cơ sở đào tạo nghề, nhu cầu học nghề nông nghiệp của LĐNT. Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cần tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, cơ sở sản xuât, kinh doanh; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nữ; tham gia tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT.