Nhiều người ban ngày đi kiếm sống trên đường phố, tối về phải trải chiếu ngủ ngay giữa lòng hẻm.
4 thế hệ trong căn nhà 5,2m²
Từ cửa Bắc chợ Bến Thành đi vài bước chân về phía đường Thủ Khoa Huân, bên cạnh những tiệm vàng lớn và khách sạn cao tầng là con hẻm 11 Thủ Khoa Huân. Con hẻm chỉ rộng khoảng hơn 1m, phía đầu hẻm có người tận dụng bày bán hàng cơm bình dân. Trong hẻm là một không gian tối tăm, ẩm thấp, với hơn 10 căn nhà nhỏ xíu, mặt bằng mỗi căn chỉ vài mét vuông (bề ngang chừng 2m - 3m, dài chỉ 1,3m), cơi lên thêm một tầng gác nhưng vẫn không đủ chỗ cho cả nhà nằm ngủ. Vì quá chật chội, nên nhà nào cũng treo quần áo, nồi niêu ở trước nhà, bếp nấu cũng đặt phía ngoài.
Đối diện hẻm 11 là hẻm 24 Thủ Khoa Huân. Con hẻm này rộng hơn, nhưng cảnh sống của cư dân cũng giống như ở hẻm 11. Đây là nơi cư ngụ của người lao động nghèo và người bán hàng tại chợ đêm Bến Thành. Ban ngày, phía đầu hẻm cũng có người bán hàng cơm, hàng nước. Phía trong là những căn nhà tạm bợ, mặt bằng mỗi căn nhà cũng chỉ vài mét vuông (bề ngang khoảng 3m, sâu vào hơn 1m), có thêm gác lửng cơi nới phía trên, một phần gác lấn ra không gian hẻm. Nhà chật nên sinh hoạt của người dân như tắm giặt, nấu nướng, phơi phóng, ngủ, nghỉ đều diễn ra ngay ở lòng hẻm.
Cũng cách chợ Bến Thành không xa là hẻm 58 Trương Định. Con hẻm sâu có hơn chục căn nhà, trong đó có 4 căn nhỏ hẹp (rộng 3m, sâu vào 1,5m). Cư dân cũng tận dụng lòng hẻm để đặt bếp và nồi niêu, chén dĩa.
Cụ Nguyễn Thị Huỳnh (ngụ tại hẻm 11 Thủ Khoa Huân) kể: “Tôi ở đây từ nhỏ, đến nay đã 75 năm, trải qua biết bao đổi thay của thành phố nhưng cuộc sống của gia đình tôi vẫn cơ cực như vậy. Vì nghèo khó, không có chữ nghĩa, không có công ăn việc làm. Trước năm 1975, gia đình không có nhà ở, ban ngày đi buôn bán, tối đến căng bạt trong hẻm để che sương, che mưa, ngủ lây lất; sau giải phóng, được chính quyền địa phương cho xây tường gạch lên để ở tạm. Cảnh sống cứ tạm bợ như vậy, mấy đứa nhỏ được sinh ra, lớn lên rồi dựng vợ gả chồng, thế hệ tiếp theo cũng bám víu nơi đây để ở”.
Căn nhà của gia đình cụ Huỳnh chỉ rộng chừng 2m, sâu vào 1,3m, cơi nới thêm 1 căn gác phía trên thì tổng diện tích sử dụng cũng chỉ được 5,2m², vậy mà lại là nơi cư ngụ của… gần 30 nhân khẩu (4 thế hệ).
4 thế hệ trong căn nhà 5,2m²
Từ cửa Bắc chợ Bến Thành đi vài bước chân về phía đường Thủ Khoa Huân, bên cạnh những tiệm vàng lớn và khách sạn cao tầng là con hẻm 11 Thủ Khoa Huân. Con hẻm chỉ rộng khoảng hơn 1m, phía đầu hẻm có người tận dụng bày bán hàng cơm bình dân. Trong hẻm là một không gian tối tăm, ẩm thấp, với hơn 10 căn nhà nhỏ xíu, mặt bằng mỗi căn chỉ vài mét vuông (bề ngang chừng 2m - 3m, dài chỉ 1,3m), cơi lên thêm một tầng gác nhưng vẫn không đủ chỗ cho cả nhà nằm ngủ. Vì quá chật chội, nên nhà nào cũng treo quần áo, nồi niêu ở trước nhà, bếp nấu cũng đặt phía ngoài.
Đối diện hẻm 11 là hẻm 24 Thủ Khoa Huân. Con hẻm này rộng hơn, nhưng cảnh sống của cư dân cũng giống như ở hẻm 11. Đây là nơi cư ngụ của người lao động nghèo và người bán hàng tại chợ đêm Bến Thành. Ban ngày, phía đầu hẻm cũng có người bán hàng cơm, hàng nước. Phía trong là những căn nhà tạm bợ, mặt bằng mỗi căn nhà cũng chỉ vài mét vuông (bề ngang khoảng 3m, sâu vào hơn 1m), có thêm gác lửng cơi nới phía trên, một phần gác lấn ra không gian hẻm. Nhà chật nên sinh hoạt của người dân như tắm giặt, nấu nướng, phơi phóng, ngủ, nghỉ đều diễn ra ngay ở lòng hẻm.
Cũng cách chợ Bến Thành không xa là hẻm 58 Trương Định. Con hẻm sâu có hơn chục căn nhà, trong đó có 4 căn nhỏ hẹp (rộng 3m, sâu vào 1,5m). Cư dân cũng tận dụng lòng hẻm để đặt bếp và nồi niêu, chén dĩa.
Cụ Nguyễn Thị Huỳnh (ngụ tại hẻm 11 Thủ Khoa Huân) kể: “Tôi ở đây từ nhỏ, đến nay đã 75 năm, trải qua biết bao đổi thay của thành phố nhưng cuộc sống của gia đình tôi vẫn cơ cực như vậy. Vì nghèo khó, không có chữ nghĩa, không có công ăn việc làm. Trước năm 1975, gia đình không có nhà ở, ban ngày đi buôn bán, tối đến căng bạt trong hẻm để che sương, che mưa, ngủ lây lất; sau giải phóng, được chính quyền địa phương cho xây tường gạch lên để ở tạm. Cảnh sống cứ tạm bợ như vậy, mấy đứa nhỏ được sinh ra, lớn lên rồi dựng vợ gả chồng, thế hệ tiếp theo cũng bám víu nơi đây để ở”.
Căn nhà của gia đình cụ Huỳnh chỉ rộng chừng 2m, sâu vào 1,3m, cơi nới thêm 1 căn gác phía trên thì tổng diện tích sử dụng cũng chỉ được 5,2m², vậy mà lại là nơi cư ngụ của… gần 30 nhân khẩu (4 thế hệ).
Cụ Huỳnh cười bảo: “Tụi nhỏ chia nhau ra ngủ, đứa ngủ trong nhà, đứa ra ngoài hẻm hay ra mái hiên của mấy căn nhà mặt đường ngủ. 5 giờ sáng, tất cả dậy thu dọn đồ, trả mặt bằng để người ta mở cửa buôn bán. Đứa nào làm đêm thì ngủ ngày, đứa đi học thì được ưu tiên ngủ đêm trong nhà để ban ngày có sức đi học. Đám cháu nhỏ ngủ xếp lớp, chật chội lắm nhưng đành phải chịu thôi”.
Chưa có biện pháp cải thiện
Chú N. (sinh sống tại hẻm 58 Trương Định) kể: “Tôi ở hẻm này đã hơn 60 năm, khi đó, khu này do người Ấn Độ tới mua và sinh sống. Rồi họ cho thuê phần hông nhà, xây vài viên gạch lên để làm chỗ che nắng che mưa, từ đời cha mẹ rồi đời chúng tôi ở vậy tới giờ. Ngày trước nghe đâu thành phố định giải tỏa khu này, đưa chúng tôi lên tái định cư ở chung cư Mả Lạng, mà chờ hoài không thấy”.
Phóng viên đã liên hệ với chính quyền địa phương để tìm hiểu về những giải pháp hỗ trợ người dân trong các hẻm nghèo này ổn định cuộc sống.
Chưa có biện pháp cải thiện
Chú N. (sinh sống tại hẻm 58 Trương Định) kể: “Tôi ở hẻm này đã hơn 60 năm, khi đó, khu này do người Ấn Độ tới mua và sinh sống. Rồi họ cho thuê phần hông nhà, xây vài viên gạch lên để làm chỗ che nắng che mưa, từ đời cha mẹ rồi đời chúng tôi ở vậy tới giờ. Ngày trước nghe đâu thành phố định giải tỏa khu này, đưa chúng tôi lên tái định cư ở chung cư Mả Lạng, mà chờ hoài không thấy”.
Phóng viên đã liên hệ với chính quyền địa phương để tìm hiểu về những giải pháp hỗ trợ người dân trong các hẻm nghèo này ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Quang Diện, Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế - đô thị phường Bến Thành, cho biết: “Hiện trên địa bàn phường tồn tại nhiều căn nhà có diện tích rất nhỏ: hẻm 11 Thủ Khoa Huân có 6 căn, hẻm 24 Thủ Khoa Huân có 22 căn, hẻm 115 Nguyễn Du có 10 căn, hẻm 52 Lý Tự Trọng có 10 căn, hẻm 41 Nguyễn Văn Tráng có 11 căn, hẻm 58 Trương Định có 4 căn. Dù diện tích nhà rất nhỏ nhưng các gia đình này đều được thành phố tạo điều kiện cho xây cất để đảm bảo an toàn và được cấp số nhà, sổ đỏ, hộ khẩu, đồng hồ điện, nước đầy đủ. Những gia đình thuộc diện hộ nghèo được hưởng các chính sách theo quy định; ngoài ra phường chưa có chính sách hỗ trợ các gia đình sống tại những căn nhà này”.
Ông Diện tâm tư: “Trước đây, UBND quận 1 đã chỉ đạo phường Bến Thành rà soát tất cả các hộ dân sinh sống tràn ra hẻm, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp cải thiện. Nhìn các hộ dân sống cảnh nhếch nhác, chật chội, là cán bộ trực tiếp quản lý địa bàn, chúng tôi rất ái ngại, mong muốn đưa người dân đến nơi ở tốt hơn. Nhưng đến nay phường Bến Thành mới chỉ di dời được duy nhất một hộ nhà siêu nhỏ (diện tích 3,6m² ở hẻm 174 Lý Tự Trọng).
Ông Diện tâm tư: “Trước đây, UBND quận 1 đã chỉ đạo phường Bến Thành rà soát tất cả các hộ dân sinh sống tràn ra hẻm, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp cải thiện. Nhìn các hộ dân sống cảnh nhếch nhác, chật chội, là cán bộ trực tiếp quản lý địa bàn, chúng tôi rất ái ngại, mong muốn đưa người dân đến nơi ở tốt hơn. Nhưng đến nay phường Bến Thành mới chỉ di dời được duy nhất một hộ nhà siêu nhỏ (diện tích 3,6m² ở hẻm 174 Lý Tự Trọng).
Để di dời, phường đã vận động các doanh nghiệp, cư dân trong khu phố đóng góp hơn 600 triệu đồng tiền mặt để đền bù và hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà ở nơi khác, giúp họ ổn định cuộc sống. Việc cải tạo để hẻm thông thoáng, sạch đẹp, cải thiện điều kiện sống của cư dân và an toàn hơn về phòng cháy chữa cháy là rất cấp thiết. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, không thể chỉ từ nỗ lực của phường và quận, vì đây là công việc khó, liên quan đến nhiều vấn đề và cần chủ trương chỉ đạo của thành phố”.