Cụ thể, bổ sung vốn cho dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1) 3.300 tỷ đồng; bổ sung vốn cho dự án vệ sinh môi trường TPHCM - giai đoạn 2 là 300 tỷ đồng. Việc đề nghị bổ sung vốn cho 2 dự án này UBND TPHCM đã có báo cáo vào tháng 7 (dự án tuyến metro số 1) và tháng 9-2017 (dự án vệ sinh môi trường).
Theo UBND TPHCM, nhu cầu vốn của dự án metro số 1 của cả năm 2017 là hơn 5.420 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kế hoạch cấp phát vốn ngân sách trung ương cho dự án trong năm 2017 chỉ gần 2.120 tỷ đồng. Ngay khi nhận được số tiền cấp phát theo kế hoạch này, chủ đầu tư của dự án đã sử dụng hết. Sau đó, TPHCM phải tạm ứng thêm 500 tỷ đồng để thanh toán nhưng vẫn không đủ tiền trả cho các nhà thầu.
Theo UBND TPHCM, nhu cầu vốn của dự án metro số 1 của cả năm 2017 là hơn 5.420 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kế hoạch cấp phát vốn ngân sách trung ương cho dự án trong năm 2017 chỉ gần 2.120 tỷ đồng. Ngay khi nhận được số tiền cấp phát theo kế hoạch này, chủ đầu tư của dự án đã sử dụng hết. Sau đó, TPHCM phải tạm ứng thêm 500 tỷ đồng để thanh toán nhưng vẫn không đủ tiền trả cho các nhà thầu.
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với UBND TPHCM vào tháng 6-2017, TPHCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tạm ứng hơn 3.300 tỷ đồng trong năm 2017 cho TPHCM từ nguồn kế hoạch vốn ODA trung hạn 2016-2020 do ngân sách trung ương cấp phát cho dự án metro số 1 nhằm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trong năm 2020 theo kế hoạch.
Ngày 5-7, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về buổi làm việc này, trong đó Thủ tướng đồng ý việc tạm ứng vốn ODA theo đề xuất của TPHCM.
Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất cụ thể, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30-7. Tuy nhiên, đến nay, dự án metro số 1 vẫn chưa được rót thêm vốn. Chủ đầu tư không có tiền thanh toán nên nhiều nhà thầu đang rút chuyên gia, thiết bị, giãn tiến độ, ngưng thi công, thậm chí khởi kiện chủ đầu tư.