Đây là kiến nghị vừa được Bộ LĐ-TB-XH gửi Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng giờ làm thêm trong 1 năm.
Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 kéo dài 2 năm, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 làm đứt gãy sản xuất, doanh nghiệp thiếu hụt lao động, nhất là cuối năm; cộng với trong thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, do thiếu hụt lao động, một bộ phận lao động áp dụng “3 tại chỗ” có nhu cầu làm thêm quá 40 giờ trong một tháng để bù cho lực lượng lao động thiếu hụt,... nên khi tổ chức sản xuất trở lại, nhiều doanh nghiệp và người lao động cũng mong muốn được thoả thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc, với nhu cầu làm thêm trên 40 giờ/tháng và từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm mà không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc.
“Nhu cầu rất lớn của doanh nghiệp hiện nay là cần có cơ chế, chính sách để dồn lực cho sản xuất ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Nếu không có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp phục hồi dễ dẫn đến nguy cơ làm chậm đà phát triển kinh tế, kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư và có thể doanh nghiệp chuyển dịch đầu tư sang nước khác có cơ chế, chính sách tốt hơn”, ông Thanh chia sẻ.
Sau khi nhận được phản ánh khó khăn của các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp về lực lượng lao động và việc áp dụng các quy định về thời gian làm thêm, để bảo đảm hoạt động sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, duy trì việc làm và thu hút đầu tư, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất số giờ làm thêm tối đa trong tháng tăng từ 40 giờ lên 72/tháng; mức trần giờ làm thêm trong năm tăng từ 200 lên 300 giờ/năm và được áp dụng cho tất cả ngành nghề, do chủ sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.
Chính sách dự kiến áp dụng tới 31.12.2022. Tùy tình hình thực tế, nếu cần thiết kéo dài thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4, khóa XV vào tháng 10.2022.
Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, nếu không có chính sách để doanh nghiệp phục hồi dễ dẫn đến nguy cơ làm chậm đà phát triển kinh tế, kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư và có thể doanh nghiệp chuyển dịch đầu tư sang nước khác có cơ chế tốt hơn. Việc làm thêm giờ như đề xuất sẽ góp phần hạn chế nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm tác động tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam như nông sản, thủy sản, hải sản...