Đi tìm lời giải cho con sóng đầu tư nhà xưởng cho thuê

Đi tìm lời giải cho con sóng đầu tư nhà xưởng cho thuê

(ĐTTCO)-Theo ông ĐOÀN HỒNG DŨNG, Chủ tịch HĐQT Kizuna, làn sóng đầu tư nhà xưởng cho thuê tại các khu công nghiệp hình thành nhờ sức hút của thị trường Việt Nam với nhóm doanh nghiệp FDI, cả ở quy mô lớn, nhỏ và vừa.

ĐTTC đã có buổi trò chuyện với ông Dũng xung quanh vấn đề này.

PHÓNG VIÊN: - Khu nhà xưởng cho thuê của công ty ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

Ông ĐOÀN HỒNG DŨNG: - Ý định đầu tư cho mô hình khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được tôi ấp ủ từ những ngày công tác tại các công ty đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp lớn ở TPHCM.

Ngày đó, tôi nhận thấy hầu hết các khu công nghiệp đều tập trung vào doanh nghiệp lớn vì dễ lấp đầy, trong khi đại đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ và không có đủ điều kiện để vào.

Kể cả các doanh nghiệp khởi nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy. Họ phải vượt qua rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật khi đầu tư tại Việt Nam, gây tâm lý lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu.

Ý tưởng xây dựng mô hình khu công nghiệp cho thuê với các nhà xưởng chỉ từ 100m2 trở lên của tôi đã hình thành. Đó cũng là lý do Khu nhà xưởng Kizuna - bao gồm 31 nhà xưởng cho thuê, các khu vực tiện ích chung và văn phòng trên tổng diện tích đất xây dựng 42.000m2 - ra đời vào năm 2012.

nh-1-anh-doan-h-ng-dung-9777.jpg
Ông Đoàn Hồng Dũng – Chủ tịch HĐQT Kizuna (Ảnh: Kizuna).

- Đâu là cơ sở cho niềm tin của ông với tiềm năng của phân khúc nhà xưởng cho thuê?

- Niềm tin không đến từ những suy nghĩ mang tính cảm tính mà dựa trên những dấu hiệu báo trước về một cơn sóng mới.

Quỹ đất ở các khu vực phát triển như TPHCM ngày càng hạn hẹp và giá đất liên tục tăng hàng năm. Việc xây dựng các khu nhà xưởng cao tầng cho thuê sẽ là một xu thế tất yếu nhằm duy trì lợi thế giá đất trung bình cho mỗi m2 nhà xưởng thấp.

Trong bức tranh đầu tư của doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư liên tục tăng, duy trì ở mức lạc quan trong giai đoạn dịch Covid-19. Nói cách khác, Việt Nam là một thị trường đầu tư tiềm năng với các doanh nghiệp FDI. Những doanh nghiệp này hiển nhiên sẽ mong muốn tiết kiệm chi phí khi gia nhập thị trường, hoạt động nhanh chóng nhờ các nhà xưởng tiền chế.

nh-2-kcn-kizuna-4701.jpg
Khu công nghiệp Kizuna duy trì độ mới, độ bền và chất lượng nhờ sử dụng tôn mạ AM ma trận 4 lớp dù đã đi vào hoạt động hơn 10 năm. (Ảnh: Kizuna).

- Theo ông nhận định, đâu sẽ là thách thức với xu thế nhà xưởng cho thuê?

- Sau khi vận hành Khu công nghiệp Kizuna hơn 10 năm, tôi nhận thấy hai yếu tố sẽ là thách thức với nhà đầu tư nhà xưởng cho thuê.

Đầu tiên là tỷ lệ lấp đầy. Đây luôn là bài toán yêu cầu chủ nhà xưởng cho thuê phải có chiến lược đúng đắn. Chúng ta cần xác định tệp khách hàng thuê của mình là ai, họ cần gì và cơ sở hạ tầng đầu tư phải đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của họ. Tôi đã từng kinh doanh từ quy mô gia đình, nên tôi rất hiểu các khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp phải.

Do đó, khi đầu tư Kizuna, tôi đã thiết kế khu nhà xưởng Kizuna với hệ thống dịch vụ khép kín đi kèm, bao gồm các tiện ích chia sẻ (hệ thống cung cấp điện, nước, xử lý nước thải…) và hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ toàn diện với 7 nhóm dịch vụ chính (pháp lý, nhân sự, hành chính, kế toán, môi trường, vận hành bảo trì và hỗ trợ thông tin) được phục vụ bởi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp đa ngôn ngữ để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng triển khai nhanh quá trình thành lập doanh nghiệp và đầu tư nhà xưởng, tiết kiệm chi phí và yên tâm tập trung nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình hoạt động, phát triển tại đây.

nh-3-khu-cong-nghi-p-bw-841.jpg
Tại Việt Nam, nhiều công trình tiên phong sử dụng tôn mạ AM ma trận 4 lớp để nâng cao tuổi thọ
nhờ khả năng chống ăn mòn vượt trội. (Ảnh: NS BlueScope).

Thứ hai là vòng đời dự án. Với nhà xưởng cho thuê, một yếu tố đảm bảo tỷ lệ lấp đầy cao là độ bền và độ mới của nhà xưởng. Song nhà xưởng lại rất dễ bị ăn mòn từ môi trường bên ngoài và hoạt động sản xuất bên trong của doanh nghiệp.

Ngay từ khi đầu tư Kizuna, tôi luôn sử dụng những vật liệu tốt nhất cho công trình của mình. Với khu công nghiệp Kizuna 3, tôi sử dụng vật liệu có công nghệ mới như tôn mạ AM ma trận 4 lớp để đảm bảo độ bền của công trình. Nhờ đó, dù đã đi vào hoạt động hơn 10 năm, Kizuna vẫn có tỷ lệ lấp đầy cao, giá cho thuê tốt nhờ chất lượng công trình không bị đi xuống.

- Xin cảm ơn ông.

Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào sản phẩm tôn mạ nhôm kẽm (AZ). Từ năm 2019, NS BlueScope ra mắt công nghệ mạ AM -Activate™ ma trận 4 lớp - công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với mạ AZ (chỉ 2 lớp).

Công nghệ mạ AM của BlueScope là kết quả của hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển với hơn 30 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu. Thiếu đi một hoặc nhiều yếu tố liên quan đến các hạng mục của hơn 30 bằng sáng chế trong quá trình sản xuất, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội mà còn tạo ra lớp mạ dễ tổn thương hơn, bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất, và chống ăn mòn yếu hơn.

Các tin khác