Thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo
NHCSXH nghiên cứu chương trình cho vay khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp cho phụ nữ ở nông thôn và nâng hạn mức cho vay. Trong đó, chú ý tập trung cho vay các đối tượng có tính chất dẫn dắt, tạo ra nhiều việc làm. Cần có giải pháp đột phá để bức tranh tín dụng chính sách tại ĐBSCL góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm nghèo bền vững. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã biểu dương những kết quả đạt được của đề án. Trước khi thực hiện đề án, dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong khu vực thấp hơn cả nước.
Nhưng sau 5 năm thực hiện, tình hình tín dụng trong khu vực đã đảo chiều rất ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả nước, với gần 2,4 triệu lượt hộ được vay vốn, dư nợ gần 28.000 tỷ đồng. Cụ thể, đến cuối năm 2016 tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2.062.000 khách hàng còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng so với cuối năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012-2016 của toàn khu vực đạt 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%. Về cơ cấu dư nợ, có 8 chương trình tín dụng có dư nợ lớn chiếm gần 94% tổng dư nợ, như: Cho vay hộ nghèo 4.878 tỷ đồng, chiếm 18%; cho vay học sinh-sinh viên 4.796 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17%; cho vay cận nghèo 4.692 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,8%...
Trong giai đoạn 2012-2016, đã có trên 2.350.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khách khu vực Tây Nam bộ được vay vốn từ NH Chính sách xã hội (NHCSXH). Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp 386.000 hộ vay vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 147.000 lao động (có trên 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp trên 184.000 học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Đồng thời, chương trình đã xây dựng trên 1.089.000 công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn, hơn 20.000 căn nhà vượt lũ…
Các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững; tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn lực, giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu. Tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn giai đoạn 2012-2016 tại khu vực từ 10% (năm 2012) xuống còn 8,46% (năm 2016) theo tiêu chí nghèo đa chiều. Đồng thời giảm số lượng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từ 153 xã, 10 tỉnh (năm 2013) xuống còn 93 xã, 8 tỉnh (năm 2016).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012-2016 của toàn khu vực đạt 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%. Về cơ cấu dư nợ, có 8 chương trình tín dụng có dư nợ lớn chiếm gần 94% tổng dư nợ, như: Cho vay hộ nghèo 4.878 tỷ đồng, chiếm 18%; cho vay học sinh-sinh viên 4.796 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17%; cho vay cận nghèo 4.692 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,8%...
Trong giai đoạn 2012-2016, đã có trên 2.350.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khách khu vực Tây Nam bộ được vay vốn từ NH Chính sách xã hội (NHCSXH). Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp 386.000 hộ vay vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 147.000 lao động (có trên 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp trên 184.000 học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Đồng thời, chương trình đã xây dựng trên 1.089.000 công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn, hơn 20.000 căn nhà vượt lũ…
Các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững; tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn lực, giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu. Tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn giai đoạn 2012-2016 tại khu vực từ 10% (năm 2012) xuống còn 8,46% (năm 2016) theo tiêu chí nghèo đa chiều. Đồng thời giảm số lượng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từ 153 xã, 10 tỉnh (năm 2013) xuống còn 93 xã, 8 tỉnh (năm 2016).
Người dân đã tiếp cận tín dụng dễ hơn để đầu tư sản xuất.
Tăng thêm nguồn vốn vay
Tuy nhiên, các đại biểu tại hội nghị cho rằng tín dụng chính sách tiếp tục đối diện với nhiều thách thức. Cụ thể, ĐBSCL thường xuyên chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, lũ lụt hạn hán và xâm nhập mặn. Những hình thái thời tiết cực đoan này đã gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội của hộ vay.
Ngoài ra, không ít địa phương chưa làm tốt việc điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách sau khi xảy ra thiên tai làm ảnh hưởng đến việc hỗ trợ vốn kịp thời. Nguy cơ nợ quá hạn có xu hướng tăng trở lại do tác động của biến đổi khí hậu, giá nông sản bấp bênh đã tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất của người dân trong vùng.
“Đề nghị bổ sung thêm nguồn vốn vay để mức cho vay các chương trình phù hợp với thực tế như nâng mức cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 50 triệu đồng lên 70-80 triệu đồng/hộ, nâng mức vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn từ 6 triệu lên 12 triệu đồng/công trình. Đưa khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới để giúp người nghèo phát huy hiệu quả vốn vay” - ông Phạm Hồng Phước, Chủ tịch UBND xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, kiến nghị.
“Đề nghị bổ sung thêm nguồn vốn vay để mức cho vay các chương trình phù hợp với thực tế như nâng mức cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 50 triệu đồng lên 70-80 triệu đồng/hộ, nâng mức vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn từ 6 triệu lên 12 triệu đồng/công trình. Đưa khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới để giúp người nghèo phát huy hiệu quả vốn vay” - ông Phạm Hồng Phước, Chủ tịch UBND xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, kiến nghị.
Trong khi đó, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, kiến nghị Chính phủ giao NHCSXH cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp và có cơ chế riêng để xử lý nợ cho những hộ vay vốn không có khả năng trả nợ chương trình cho vay nhà vượt lũ ĐBSCL.
Mục tiêu tín dụng chính sách xã hội khu vực Tây Nam bộ đến năm 2020 là phát triển theo hướng ổn định, bền vững, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu tín dụng chính sách xã hội khu vực Tây Nam bộ đến năm 2020 là phát triển theo hướng ổn định, bền vững, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2020, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam bộ đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 13.000 tỷ đồng so với năm 2016, tăng trưởng bình quân hàng năm 10%.