- Cần hành lang pháp lý tín dụng xanh, ngân hàng xanh: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu trong giai đoạn mới: tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường. Mục tiêu của chiến lược bao gồm giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa các ngành kinh tế và thúc đẩy tiêu dùng bền vững... (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN)
- Khi TPHCM không còn hấp dẫn người nhập cư…: Tiến trình giãn dân từ các đô thị lớn và giữ dân ở nông thôn, kinh tế sẽ phát triển đồng đều và hệ thống đường sá tốt hơn trải rộng khắp đất nước, đang là quy luật phổ biến trên khắp thế giới. Hiện tượng này đã từng diễn ra ở các nước châu Âu vào những năm 80 của thế kỷ trước. Vì vậy, hiện tượng người lao động rời bỏ TPHCM, dân nhập cư mới giảm, không phải là điều quá lo lắng mà cần coi đây là cơ hội tốt để chúng ta sắp xếp lại đội hình và cấu trúc kinh tế - xã hội. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Nhận diện cơ hội và rủi ro để thúc đẩy tín dụng xanh: Tại Hội thảo “Tài chính xanh: Chia sẻ lợi ích - rủi ro giữa doanh nghiệp và ngân hàng” do Báo Đầu tư Tài chính phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức cuối tuần qua, những chia sẻ về cơ hội và rủi ro trong vấn đề nhận diện xanh, tiếp cận tín dụng xanh (TDX) đã được các chuyên gia, ngân hàng (NH) và doanh nghiệp (DN) thẳng thắn nêu lên, với mong muốn sớm mở rộng kênh TDX, mới kỳ vọng tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. (Yên Lam)
- Phát triển xanh không có đường lùi: Để hiện thực hóa mục tiêu chung của Chính phủ phải đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời đáp ứng các quy định liên quan đến môi trường ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu, không ít doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải nhập cuộc mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững hướng đến mục tiêu trung hòa carbon. (Thanh Dung)
- Kết nối, chia sẻ lợi ích - rủi ro cho các dự án xanh: Chúng ta đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21, bởi sự cấp bách trong việc giải quyết biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Trong đó tài chính xanh nổi lên như một cơ chế quan trọng, giúp dòng vốn chảy vào các dự án và sáng kiến bền vững. Do vậy con đường hướng tới một tương lai xanh với những vấn đề cần được phân tích và triển khai hiệu quả, trước hết giữa ngân hàng (NH) và doanh nghiệp (DN). (Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp HDBank)
- Năng lực xanh then chốt cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững: Vai trò năng lực xanh của một tổ chức hay doanh nghiệp (DN), là yếu tố then chốt để xây dựng mô hình kinh doanh bền vững. Do vậy sự kết hợp giữa hệ thống quản trị tích hợp ESG (môi trường, xã hội và quản trị), năng lực nhân sự và cơ sở hạ tầng bền vững, sẽ giúp DN không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về ESG, mà còn tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh. (Tôn Thất Hạc Minh, Tư vấn Trưởng CTCP Năng lượng và Môi trường Thông minh - BYECO2)
- Chiến lược phát triển “xanh” khác biệt: Với chiến lược khác biệt khó sao chép, Techcombank đã không ngừng tiến tới phiên bản vượt trội để trở thành một ngân hàng (NH) tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và Top 10 khu vực ASEAN. Techcombank đang hợp tác với các tập đoàn, đối tác lớn để cung cấp các giải pháp khi họ đầu tư lớn vào các dự án xanh, các tiêu chí ESG cho từng nhóm lĩnh vực ngành nghề phù hợp. Như vậy, ngoài việc đồng hành cùng các giải pháp tài chính, chúng tôi góp phần giúp DN tiếp cận với những xu hướng xanh và gia tăng lợi thế cho họ. (Prasenjit Chakravati, Giám đốc Khối chiến lược và chuyển đổi Techcombank)
- Khơi thông rào cản tín dụng xanh: Với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 năm 2050, giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ ngày càng lớn. Do vậy, tín dụng xanh cũng ngày càng quan trọng. Song cho đến nay vẫn còn không ít rào cản trong việc khơi thông dòng tín dụng xanh cho doanh nghiệp (DN) và cả ngân hàng (NH). (Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB)
- Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Không thể không làm: Với quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam kỳ vọng sẽ giúp ngành giao thông thiết lập lại cơ cấu vận tải để kéo giảm chi phí logistics, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề là vốn đầu tư và quy hoạch phải đưa ra "mổ xẻ". Hiện dự án này đang được Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chậm nhất ngày 20-10 phải có tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Minh Duy)
- Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Quan trọng là phương án huy động vốn và công nghệ: Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (gọi tắt là dự án) có tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD, và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2035. Với tổng số vốn đầu tư khổng lồ này, đặt ra câu hỏi nên lựa chọn phương án huy động vốn như thế nào cho hợp lý, cùng với đó là lựa chọn công nghệ nào để dự án không bị lạc hậu khi thời gian xây dựng kéo dài. (Lưu Thủy)
- Không có chuyện rơi vào “bẫy nợ”: Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (dự án) đang được dư luận quan tâm nhất lúc này với nhiều câu hỏi, như làm sao cho dự án được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ, công nghệ hiện đại, cân đối hợp lý nguồn vốn đầu tư... Việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là cần thiết, để đảm nhận thiếu hụt về năng lực vận tải hành khách, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong một tương lai gần. (Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ GT-VT)
- Tín dụng bứt tốc, tiền gửi “hụt hơi”: Số liệu công bố gần đây cho thấy, tín dụng đang có những bước tăng bứt phá trở lại trong quý III và dự báo sẽ còn tăng mạnh trong quý IV. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn hiện thấp gần một nửa so với tín dụng. (Cát Tường)
- Chứng khoán “nhiễu động” trước bầu cử Tổng thống Mỹ: Trái ngược với sự sôi động của vàng, thị trường chứng khoán (TTCK) giao dịch ảm đạm, tạo cảm giác nhàm chán cho nhà đầu tư (NĐT). Câu hỏi đặt ra là TTCK có còn là kênh đầu tư sinh lời trong những tháng cuối năm, đặc biệt là sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ. Đến thời điểm hiện tại, NĐT nước ngoài đã có những phiên mua ròng xen kẽ trên TTCK, qua đó thu hẹp mức bán ròng. Đây là tín hiệu tích cực đầu tiên. Lạc quan hơn, trong ngắn hạn, quỹ Diamond ETF hút được khoảng 19 triệu USD. Đây là thông tin tích cực tiếp theo. (Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS)
- Giá đậu nành chịu áp lực thặng dư lớn: Giữa tháng 8 năm nay, giá hợp đồng tương lai đậu nành trên sàn CBOT đã giảm xuống dưới mức 10 USD/ giạ (từ 20-22kg), lần đầu tiên kể từ tháng 11-2020, khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các tổ chức nghiên cứu lớn khác báo cáo điều kiện cung ứng thuận lợi hơn dự kiến cho thị trường toàn cầu. Mặc dù sau đó, giá có dấu hiệu hồi phục, nhưng gần đây lại tiếp tục suy yếu hướng về mức đáy cũ. (Phạm Tuấn)
- Chăm sóc cả nhà ngày thu (Nhã Trúc)
- Thanh Tùng và Giai điệu di sản tình yêu: Sau 8 năm nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời, các con của ông bắt đầu thực hiện dự án “Legacy of love - Di sản tình yêu” bao gồm chương trình hòa nhạc, phim tài liệu và tập sách về nhạc sĩ tài hoa này. Với 68 năm hiện diện trên dương gian, nhạc sĩ Thanh Tùng đã mang đến những bản tình ca thật nồng nàn cho nhiều thế hệ, mà ít người biết nỗi ngậm ngùi riêng ông âm thầm gánh chịu. (Tuy Hòa)
- Cố đô Kyoto êm đềm 1.000 năm tuổi: Tiết trời vào thu là thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm cố đô Kyoto hơn 1.000 năm tuổi của xứ sở Mặt trời mọc. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp cổ xưa được đất trời tôn vinh. Người dân Nhật Bản dành cho Kyoto một tình cảm đặc biệt sâu sắc, ai cũng muốn đến đây ít nhất một lần trong đời, 1/3 dân số cả nước ghé thăm nơi đây hàng năm. (Ngọc Quyên)
- Đường sắt cao tốc nhìn từ Trung Quốc: Đường sắt cao tốc (ĐSCT) là cách gọi chung cho những tuyến đường sắt chạy với tốc độ từ 200km/h trở lên. Hiện nay các hệ thống ĐSCT đã có mặt ở hơn 20 quốc gia, và là phương pháp vận chuyển thương mại trên mặt đất nhanh nhất và hiệu quả nhất. Với Việt Nam, Bộ Chính trị đã quyết tâm thực hiện cho được dự án ĐSCT. ĐTTC xin điểm qua sự hình thành và phát triển ĐSCT trên thế giới. (Vinh Trang)
- Vem Miller có thực sự muốn ám sát ông Trump?: Ngày 12-10, Cảnh sát quận Riverside đã bắt giữ một người đàn ông gần cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump ở California với súng đã nạp đạn và giấy tờ tùy thân giả. Cảnh sát tin rằng họ đã ngăn chặn được một âm mưu ám sát thứ ba nhắm vào ông Trump, nhưng liệu nghi ngờ này có chính xác? (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM