
- Các địa phương đang dần mất hết động lực!: Chính quyền địa phương nhìn chung đã gần như mất động lực cải cách hành chính, sáng tạo trong vận dụng và thực thi linh hoạt chính sách, pháp luật. Các công chức có liên quan, kể cả cấp lãnh đạo, thể hiện cách thức làm việc bị động, lúng túng và chịu áp lực từ nhiều phía; không có tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, trái lại tìm một giải pháp an toàn nhất là “không làm gì” hoặc “làm càng ít càng tốt”. (TS. Nguyễn Đình Cung)
- Phú Quốc bao giờ hết ngập, hết rác?: Mùa mưa năm nay Phú Quốc bị ngập, Đà Lạt cũng bị ngập. Nếu nhìn vào 2 địa phương này sẽ không ngạc nhiên khi nghe nói TPHCM và Hà Nội bị ngập vì ít ra 2 TP lớn này nằm gần sông, gần biển. Nói Phú Quốc, Đà Lạt bị ngập là điều khó tin. Đà Lạt nằm ở vùng núi cao, nước mưa theo các khe suối chảy ra các hồ và vùng trũng. Trong khi Phú Quốc là hòn đảo nằm giữa biển, nước mưa trôi tuột ra biển, làm sao mà ngập, nhưng những năm gần đây cứ đến mùa mưa là Phú Quốc… ngập, Đà Lạt cũng… ngập. Có bất thường chăng? (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Xâm hại đất rừng còn kéo dài, nếu chế tài còn quá nhẹ: Từ năm 2016, Chính phủ chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong diện tích 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, và không cho phép chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp. Từ kết quả ấy, đã đến lúc phải có thêm biện pháp quyết liệt để ngăn chặn các hành vi phá hủy cơ cấu hợp lý của rừng phòng hộ và rừng sản xuất, nhất là việc xử lý rốt ráo những công trình xây dựng trái phép trên đất rừng. (Tuy Hòa)
- Bùng phát căn bệnh “sợ làm sẽ sai”: Đầu tư công giải ngân chậm, một số chính sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện chậm, thuốc và vật tư y tế thiếu, doanh nghiệp (DN) không dám đầu tư dự án lớn… Thực trạng trên có chung nguyên nhân “sợ làm là sai”. Điều đó đòi hỏi bức thiết có cơ chế cụ thể bảo vệ người dám nghĩ, dám quyết vì lợi ích chung. (Tri Nhân)
- Cần “liều thuốc” chữa căn bệnh “làm ít” để an toàn: Cần có chính sách cụ thể hơn nữa khuyến khích cán bộ lãnh đạo các địa phương “dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”, bởi điều này sẽ là động lực quan trọng cho phát triển. Có người cho rằng, bây giờ làm việc gì cũng sợ sai, làm xong rồi cũng không biết có sai hay không? Nếu sai cũng không biết sai chỗ nào và thậm chí không làm gì cũng có thể dẫn đến sai phạm. (PGS.TSKH Võ Đại Lược, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Kinh tế của Thủ tướng)
- Thế khó của doanh nghiệp bất động sản: Dòng tiền dễ dãi đã không còn khi vốn tín dụng bị thắt chặt. Việc kiểm soát chặt chẽ siết vốn tín dụng để kiềm chế lạm phát là cần thiết hiện nay. Và bức tranh thị trường BĐS sẽ khó thay đổi vì không có thêm nguồn tiền mới. Chính vì lẽ đó, trong bối cảnh hiện nay, chào bán trái phiếu ra công chúng là một sự lựa chọn quan trọng khi kênh phát hành riêng lẻ đang gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc tìm kiếm đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực phân phối đến đúng đối tượng mục tiêu và hỗ trợ soạn lập hồ sơ phát hành chuyên nghiệp cũng như chủ động minh bạch thông tin, trong đó có việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm là cần thiết. (Quang Minh)
- Hàng Việt “thất thủ” trên “sân nhà”: Xăng dầu đã giảm giá nhưng giá cả nhiều mặt hàng vẫn neo ở mức cao, siêu thị ngày càng vắng bóng hàng Việt… là những chuyện không mới, song đằng sau đó là câu chuyện đáng phải bàn. (Lưu Thủy)
- Hàng Việt của doanh nghiệp ngoại!: Cơ hội do FTA được mở cửa còn tạo thuận lợi cho nhập khẩu (NK). Thế nhưng, tận dụng ưu đãi đối với hàng Việt Nam NK, các tập đoàn bán lẻ ngoại đua nhau vào mở siêu thị, cùng với dòng “hàng xách tay”, mùa nào thức ấy, thị hiếu nào cũng chiều. Hàng ngoại chưa bao giờ hội quân nhộn nhịp từ thị thành tới mọi miền quê như bây giờ. Thí dụ, có FTA song phương và đa phương với Hàn Quốc, XK của Việt Nam tăng, song NK từ Hàn Quốc trội hơn nhiều. Với cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), thác lũ nhập siêu từ ASEAN vẫn ào ào, dòng chính là Thái Lan. Trong khi đó, với với RCEP, nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng vời vợi. (Nguyễn Duy Nghĩa)
- Chưa tận dụng tốt lợi thế các FTA: Đến nay Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác và đã có hiệu lực, nhưng các số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy tỷ lệ hàng xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) trong nước tận dụng được lợi thế các FTA rất ít, thậm chí những mặt hàng là thế mạnh cũng chiếm thị phần rất nhỏ ở một số thị trường tiềm năng. (Hoàng Sơn)
- Cẩn trọng các app cho vay kiểu “tín dụng đen”: Cho vay ngang hàng qua ứng dụng (P2P Lending) với hình thức tín chấp càng ngày càng phổ biến vì đáp ứng nhu cầu cần tiền gấp của người dân. Nhưng do chưa có khuôn khổ quản lý nên tín dụng đen đã len lỏi qua hình thức này. Vì vậy, người vay nên tiếp cận vốn từ công ty tài chính (CTTC) được NHNN cấp phép để tránh rơi vào cảnh vay nặng lãi và đòi nợ kiểu xã hội đen của các ứng dụng cho vay trá hình. (Cát Tường)
- Trào lưu "đám đông" chứng khoán đã nguội lạnh?: Hiện tượng sụt giảm số lượng tài khoản nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán mở mới hàng tháng đang tỷ lệ thuận với con số thanh khoản “teo tóp” gần đây. Do vậy tần suất các cuộc gọi từ “số lạ” rủ rê mở tài khoản, kêu gọi đầu tư chứng khoán cũng đang nhiều lên. Những tín hiệu ngầm này cho thấy trào lưu hăm hở kiếm tiền nhanh từ chứng khoán đã nguội lạnh. (Nguyên Hà)
- Cổ phiếu đường nào hưởng lợi nhờ thuế CBPG?: Diễn biến giá đường trong nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách phòng vệ thương mại của Chính phủ nhằm hỗ trợ ngành đường. Đây là yếu tố để giới đầu tư kỳ vọng việc sớm áp thuế chống bán phá giá (CBPG), giúp doanh nghiệp (DN) đường tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận. (Kim Giang)
- Tăng tốc dự án Vành đai 3: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15 ngày 16-6-2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM. Cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, TPHCM và các địa phương liên quan cũng quyết tâm đẩy nhanh triển khai dự án giao thông trọng điểm này. (Đỗ Trà Giang)
- Gói hỗ trợ 2%, doanh nghiệp du lịch khó với: Các doanh nghiệp (DN) du lịch đều có chung nhận định, ngành du lịch, nhất là mảng du lịch nội địa, đang có sự phục hồi ngoạn mục. Song việc tiếp cận các gói hỗ trợ vốn nhằm tăng tốc trên đường đua phục hồi vẫn còn nhiều gian nan. (Thanh Lâm)
- Thị trường đồng, giải tỏa nỗi lo nguồn cung: Từ ngày 15-7 đến nay, cùng với xu hướng tăng của thị trường kim loại nói chung, giá kim loại đồng trên cả 3 thị trường COMEX, SHFE, và LME đều tăng giá rất sát nhau. Tính tới 17-8, giá đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn COMEX giao dịch quanh mức 3,59USD/pound, tương ứng tăng 13,1%; trên sàn SHFE giao dịch quanh mức 61.500NDT/tấn, tương đương tăng 13,4%; và giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME giao dịch quanh mức 7.999USD/tấn. (Phạm Tuấn)
- Bước tiến công nghệ tới tương lai (Nhã Trúc)
- Loãng xương - bệnh lý thầm lặng gây tàn phế và tử vong (TS.BS Cao Thanh Ngọc Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)
- Dubai - Vương quốc của sự hào nhoáng: Nhắc đến Dubai, hẳn chúng ta sẽ nghĩ tới một vùng đất "dát vàng" cực kỳ xa hoa và lộng lẫy. Dubai hiện lên như một đất nước cực kỳ giàu có với tốc độ phát triển rất nhanh. Cùng với đó là độ “chịu chi” cực khủng của chính phủ trong rất nhiều lĩnh vực để đưa Dubai sở hữu những dự án của thế kỷ. Đó là những công trình kiến trúc, công trình nhân tạo cực kỳ đồ sộ, hiện đại và bậc nhất thế giới. Dubai luôn đi đầu thế giới về những dự án phát triển năng lượng và không ngừng phát triển dẫn đầu trong các dự án phát triển xanh bền vững. (FAHOKA xê dịch)
- Afghanistan sau 1 năm Taliban nắm quyền: Kinh tế và xã hội như rơi tự do: Vào ngày 15-8-2021, Taliban - nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - đã lật đổ chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani và trở lại nắm chính quyền ở Afghanistan. 1 năm sau, đất nước này đang đối mặt với nhiều thách thức khi một cuộc khủng hoảng nhân đạo (còn gọi là thảm họa nhân đạo) đã bắt đầu. (Vĩnh Cẩm)
- Donald Trump sẽ bị loại khỏi cuộc đua Tổng thống Mỹ 2024?: Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, nhà riêng của một cựu Tổng thống bị đặc vụ Cục Điều tra liên bang (FBI) khám xét như với nơi ở của tội phạm nguy hiểm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cựu Tổng thống này, còn cho thấy những rạn nứt của đất nước số 1 về kinh tế và quân sự, luôn tự xem mình là hình mẫu tiến bộ của thế giới. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM