
- “Xanh hóa” FDI: Trước những yêu cầu phát triển mới và nhìn nhận những khó khăn từ đại dịch Covid-19, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy “xanh hóa” nền kinh tế. Tại COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 1-10-2021, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Những mô hình kinh tế cụ thể có tính thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có kinh tế tuần hoàn, cũng đang được nghiên cứu, tạo thuận lợi, hướng tới thúc đẩy chuyển đổi xanh ngay trong quá trình phục hồi kinh tế. (Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM)
- Làm gì để trung tâm TPHCM như Singapore thu nhỏ?: Ngay sau khi khu vực trung tâm TP được trả lại mặt bằng khang trang, hoành tráng hơn trước, vào ngày 26-8, tại cuộc làm việc với UBND quận 1, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã gợi ý “quận 1 cần chủ động nghiên cứu, học tập Singapore trong việc ứng xử với khu trung tâm, sao cho khu vực này trở thành nơi có hoạt động kinh tế sầm uất, nhưng đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn và cả công bằng nữa”. Lời gợi ý của Chủ tịch Mãi trở thành chủ đề sôi nổi cho các báo đài, ban ngành, giới chuyên gia và nhân dân bàn tán sôi nổi. Vấn đề là làm sao hiện thực hóa ý tưởng này? (PGS. Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia đô thị học)
- Giữ chân người tài, trả lương bằng tài năng, chất xám: Để giải được câu hỏi của Thủ tướng nêu làm gì để thu hút người tài, giữ được người giỏi, chính là phải thay đổi cơ chế lương thưởng, trả lương theo hiệu quả công việc; lương phải tương xứng với tài năng, chất xám… Bộ LĐTB-XH, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và Quốc hội cần xem lại Luật 69/2014/QH13 (về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN) đã hợp lý chưa, và phải sửa đổi luật này để thu hút được người tài, giữ chân được người giỏi. Bộ Tài chính cũng cần xem lại tiêu chí đánh giá về DNNN cho phù hợp hơn. (TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng)
- Dòng vốn FDI mới đang đến, đón nhận ra sao?: Tháng 8-2022, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc cho biết, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm vào các KCN của tỉnh này đạt 25,98 triệu USD và 1.750 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với dự kiến (khoảng 15-20 triệu USD và 1.000 tỷ đồng). Tuy chưa có số liệu tổng hợp của cả nước, nhưng nhiều tỉnh, thành khác cũng đã thông báo kết quả khá lạc quan về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) những tháng cuối năm. (Anh Thư)
- Không thể mãi là “bến đỗ tạm thời” của FDI: Làm sao thu hút, ứng xử và tận dụng cơ hội của dòng vốn FDI đang là vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Đã có lúc chúng ta quá tự tin và nay đã đến lúc cần có cách nhìn nhận, ứng xử khác về FDI. Đây là lúc chúng ta phải có định hướng lựa chọn tốt hơn, để nâng cấp dần sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng ta không thể chấp nhận mãi những khâu sản xuất sử dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và sử dụng lao động giá rẻ. (TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy Ban kinh tế Quốc hội, nguyên Chủ tịch VCCI)
- Giá đất sát thị trường sẽ hạn chế đầu cơ, sốt ảo: Việc bãi bỏ khung giá đất cũng như quy định bảng giá đất đai phải cập nhật thông tin thường xuyên và bám sát với giá thị trường, sẽ giúp điều tiết giá đất về sát với thực tế thị trường hơn. Luật Đất đai sửa đổi lần này là cuộc cách mạng về thay đổi tư duy quản lý, chuyển từ biện pháp hành chính sang cơ chế thị trường. Do đó, cần có quyết tâm chính trị cao để có thể xóa bỏ những rào cản mang yếu tố cá nhân, “nhóm lợi ích”. (PGS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội)
- Quản lý và định giá đất bằng công nghệ: Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp việc định giá, xác định, quản lý đất đai được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Ứng dụng công nghệ chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và nhân lực. Vấn đề mấu chốt là chúng ta có quyết tâm làm và làm như thế nào. (PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường - Bộ TN-MT)
- Sửa cơ chế mới tránh thất thu nguồn thuế từ đất: Không cần phải thêm sắc thuế, khoản thu nào, nhưng phải sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành. Cần cân nhắc mối quan hệ giữa tăng thuế đối với đất nắm giữ, hay tăng thuế khâu mua/bán chuyển nhượng, và nên áp dụng cả thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản (BĐS)… mới hạn chế đầu cơ. (Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Cục trưởng Cục thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế)
- Có chiến lược bài bản khi tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại: Ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với 2 vụ việc điều tra chống lẩn tránh từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) với sản phẩm gỗ dán và tủ gỗ (tủ bếp). Trong quá trình điều tra và kết luận sơ bộ, với sản phẩm gỗ dán có 36 doanh nghiệp (DN) không hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin không nhất quán; với vụ việc tủ gỗ, 40 DN gửi thông tin quá thời hạn quy định. (LS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law)
- Xử lý rác, chọn công nghệ nào?: Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải đang là bài toán khó với nhiều nhà đầu tư và các tỉnh thành, khi phải hài hòa giữa vốn đầu tư và sự phù hợp của công nghệ với rác thải sinh hoạt, đó là chưa được phân loại và có nhiệt trị thấp. Do chưa tìm được công nghệ tiên tiến phù hợp với rác thải (rác không phân loại và nhiệt trị thấp), Việt Nam chủ yếu áp dụng công nghệ xử lý rác chôn lấp hoặc đốt, gây độc hại và ô nhiễm môi trường. (Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội)
- Xử lý rác nhìn từ các nước: Không chỉ tại Việt Nam, việc xử lý rác thải là một trong những thách thức về môi trường mà nhiều nước trên thế giới gặp phải. Ngân hàng Thế giới từng cảnh báo, số lượng chất thải rắn mà loài người thải ra sẽ tăng từ 1,3 tỷ tấn hiện nay lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025, chi phí quản lý chất thải trên toàn cầu tăng từ 205 tỷ USD lên 375 tỷ USD/năm. Và nếu không có chiến lược xử lý, tái chế rác thải ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp, việc xảy ra cuộc khủng hoảng rác là khó tránh khỏi. (Minh Đăng)
- Những thương hiệu nhà băng một thời…: Với vị trí đầu tàu cả nước, TPHCM từng có những thương hiệu nhà băng (NH) được “sinh ra” ở đây và một thời lẫy lừng, nhưng hiện tại bị lu mờ và bị nhiều ngân hàng (NH) khác bỏ lại phía sau, thậm chí có thương hiệu gần như đi vào dĩ vãng. (Yên Lam)
- Thị trường chứng khoán - Có còn là “hàn thử biểu” nền kinh tế?: Trái ngược với sự hưng phấn trong năm 2021, thị trường chứng khoán (TTCK) giao dịch khá ảm đạm trong những tháng đầu năm 2022, dù nhận được những con số ấn tượng từ nền kinh tế vĩ mô. Từ nghịch lý này, nhiều nhà đầu tư (NĐT) cho rằng TTCK không còn là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. (Kim Giang)
- Đẳng cấp đồng hồ thông minh (Nhã Trúc)
- Đừng bỏ quên bản sắc dân tộc thiểu số Tây nguyên: Cuộc tọa đàm “Văn học dân tộc thiểu số Tây nguyên - Những hướng đi”, do Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông phối hợp tổ chức tại TP Ban Mê Thuột, thực sự là lời nhắc nhở cần thiết cho những người yêu thích văn chương nói riêng và những người quan tâm văn hóa nói chung. Dường như, đã nhiều năm rồi chúng ta mãi bận bịu với các đòi hỏi cấp thiết của đời sống Tây nguyên, như thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc chuyển dịch mô hình sản xuất, mà vô tình quên đi đồng bào dân tộc thiểu số cũng cần được cất lên những tâm tư qua tác phẩm văn học. (Lê Thiếu Nhơn)
- Quốc đảo Maldives - Những điều thú vị: Maldives là quốc đảo nằm gần đất nước Sri Lanka thuộc Ấn Độ Dương. Đây là một quốc gia với rất nhiều điều thú vị. Trong chuyến xê dịch vừa rồi, Fahoka (một travel blogger) đã có những trải nghiệm lý thú tại đây, và sẽ chia sẻ lại 10 điều thú vị trong chuyến hành trình gần 10 ngày của mình tại quốc đảo này. (FAHOKA Xê dịch)
- “Năng lượng xanh” đang bị phản ứng?: Các kế hoạch tăng tốc mở rộng năng lượng mặt trời và năng lượng gió của Trung Quốc đang gặp phải trở ngại lớn khi lũ lụt, hạn hán và các vấn đề cung cấp lương thực, khiến các nhà chức trách phải đánh giá thực tế quốc gia này cần đánh đổi bao nhiêu diện tích đất trồng trọt để phát triển năng lượng xanh. (Vĩnh Cẩm)
- Jake Freeman - Kiếm 109 triệu USD bằng đi ngược nguyên tắc rủi ro: Chàng sinh viên Jake Freeman ở Wyoming (Mỹ), đang trở thành tâm điểm bàn tán của giới đầu tư chứng khoán toàn cầu trong những tuần qua, vì có thể “hô biến” 27 triệu USD thành 130 triệu USD chỉ trong vòng 1 tháng khi đầu tư vào mã cổ phiếu duy nhất. Điều đáng nói, anh khẳng định mình không phải chơi may rủi mà có tính toán hẳn hoi, cũng như không có giao dịch nội gián. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM