- Chủ động trong hành động: Diễn biến nhanh, khó lường của tình hình kinh tế đòi hỏi phản ứng chính sách phải nhanh, có trọng tâm, hiệu quả, kịp thời. Theo đó, các bộ, cơ quan quản lý ngành chủ động, linh hoạt trong hành động không chờ chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc đề xuất từ các cơ quan khác. Theo đó, phải hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 vượt 7,5%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát năm 2022 tăng dưới 4%; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm 6,5-7%/năm.
- Hoang mang “rau sạch”: Những ngày gần đây, người tiêu dùng hoang mang khi chất lượng rau được bày bán ở các siêu thị với nhãn mác “rau sạch” được phanh phui. Vì nhu cầu lợi nhuận, rau trôi nổi từ các chợ đầu mối được thu gom để dán nhãn VietGAP và đưa vào hệ thống siêu thị Winmart, 3 Sạch, Tiki... Đáng giật mình hơn, các loại nấm có xuất xứ từ Trung Quốc cũng được thay đổi bao bì để xuất hiện trên kệ hàng của siêu thị Bách Hóa Xanh với cam kết “tươi ngon từ nông trại đến bàn ăn”. (Tâm Huyền)
- Vì sao hàng Trung Quốc đội lốt hàng VietGAP?: Mấy ngày nay người tiêu dùng ai cũng bị sốc khi nghe thông tin rau củ Trung Quốc được “hô biến” thành hàng VietGAP trên kệ Bách Hóa Xanh. Phẫn nộ, phê phán, tẩy chay là điều đương nhiên. Nhưng đằng sau câu chuyện này là một loạt câu hỏi lớn gửi đến lãnh đạo Bộ NN-PTNT và các bộ ngành khác liên quan. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Tăng “vốn ảo” và “thủ thuật” tăng vốn thật tiến hành ra sao?: Sự việc FLC bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vì có dấu hiệu tăng vốn ảo hàng ngàn tỷ đồng thực ra chỉ là “giọt nước tràn ly”. Bởi những chiêu này được rất nhiều doanh nghiệp (DN) chưa niêm yết tăng “vốn ảo”, thậm chí DN đã niêm yết vẫn có “thủ thuật” tăng vốn thật nhưng tiền thật đó không từ “hầu bao” của ông chủ mà lấy từ “túi” công ty và xoay chuyển lòng vòng. Vậy các DN này đã làm đúng luật hay lách luật? (TS. Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Phá giá VNĐ: Chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng “mở cửa” cho lạm phát: Trong những tranh cãi gần đây về câu chuyện tỷ giá ở Việt Nam, có nhiều luồng quan điểm. Có quan điểm cho rằng cần phá giá, để thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, có quan điểm nói phá giá sẽ làm vỡ “phòng tuyến sông Cầu” của nền kinh tế, nếu vỡ lạm phát sẽ tràn vào. Có 3 vấn đề lớn khi bàn về tỷ giá và phá giá: Một, phá giá có phải luôn thúc đẩy xuất khẩu? Và tác động đến cán cân thanh toán như thế nào? Hai, phá giá có tác động đến lạm phát, cụ thể là kỳ vọng lạm phát? Ba, phá giá rồi còn có khả năng kiểm soát kỳ vọng về mức độ trượt giá đồng tiền? (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Chính sách tiền tệ: Củng cố giá trị VNĐ mới ổn định nền kinh tế: Chính sách tiền tệ (CSTT) đang đối mặt với bài toán hóc búa: vừa phải ổn định tỷ giá, vừa phải giữ mặt bằng lãi suất; cân bằng mục tiêu kiểm soát lạm phát và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trước các áp lực bủa vây, CSTT Việt Nam phải ưu tiên củng cố giá trị VNĐ để giữ thế ổn định kinh tế vĩ mô. (TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia)
-Chính sách tiền tệ: Mở, Trung hòa hay Siết?: Chính sách tiền tệ (CSTT) có thắt chặt hơn? Tỷ giá và lãi suất, cung tiền, room tín dụng có tăng hay không? Đó là những câu hỏi thị trường đang chờ đợi và nhà điều hành đang cân nhắc, trong khi các chuyên gia cũng có nhiều quan điểm. Việc điều hành trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là kỹ thuật về mặt kinh tế, mà phải có nghệ thuật điều hành, nhãn quan chính trị, hiểu biết tâm lý xã hội, bình tĩnh trước các ý kiến khác nhau… Kiên định chính sách đang thực thi trong chính sách tài khóa, mở rộng dư địa, kiên định CSTT chặt chẽ song vẫn có sự linh động. (Linh Chi)
- Giá USD tăng mạnh, sức chống chịu của VNĐ đến đâu?: Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố quyết định nâng lãi suất 0,75% lần thứ 3 liên tiếp trong năm 2022 vào ngày 21-9, chỉ số Dollar Index (DXY) đã chạm mức cao mới trong 20 năm. Điều này tiếp tục gây áp lực lên VNĐ và đưa chính sách tiền tệ của Việt Nam vào một thế đứng khó khăn. (Cát Tường)
- Gói hỗ trợ khó khăn, nhưng điều kiện nhận… phải khỏe mạnh!: Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã triển khai được 1/3 thời gian. Tuy nhiên, bối cảnh phát triển mới đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh trong quá trình thực thi. Nếu doanh nghiệp không thụ hưởng được chính sách, nguy cơ hiệu quả chương trình phục hồi kinh tế bị triệt tiêu, con đường phục hồi sẽ còn gian nan. (Tri Nhân)
- FDI công nghệ cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam: Kế hoạch của Apple và Samsung sản xuất một số sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP trong những năm tới, thậm chí còn đảm bảo rằng sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được trong 2022 và duy trì trong năm 2023. (Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital)
- Công ty chứng khoán tung chiêu giành thị phần: Nhiều nhà đầu tư (NĐT) ví von thị trường chứng khoán (TTCK) đang ở trong giai đoạn cuối của thời kỳ hoàng kim. Bởi đây là giai đoạn khó khăn với hầu hết các công ty chứng khoán (CTCK) do phải đối mặt áp lực cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. (Kim Giang)
- Chứng khoán Việt “thấm đòn” từ rủi ro ngoại biên: Những hy vọng về việc giảm áp lực lạm phát khiến Fed mềm mỏng hơn trong việc tăng lãi suất, đã tạo nên nhịp phục hồi khá rõ nét của chứng khoán toàn cầu cũng như Việt Nam trong tháng 7 và tháng 8. Tuy nhiên, cú sốc mới trong vài ngày qua với số liệu lạm phát lõi của Mỹ vẫn tăng bất chấp giá dầu giảm, lại khiến nỗi ám ảnh quay lại. Mặc dù các số liệu vĩ mô của Việt Nam tiếp tục rất tích cực, nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước lại đang chao đảo trước các biến số ngoại biên. (Nguyên Hà)
- Sửa Luật Đất đai Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên: Thời gian qua ĐTTC đã có rất nhiều bài phản ánh ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân về những bất cập của Luật Đất đai (LĐD). Tuần qua, Báo SGGP tổ chức tọa đàm “Góp ý Dự thảo LĐĐ (sửa đổi): Gỡ rào cản, phát huy nội lực”, nhằm tiếp tục ghi nhận các ý kiến từ các nhà quản lý, chuyên gia đóng góp cho dự thảo luật lần này hoàn thiện trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.
- Nga xé bỏ thỏa thuận xuất khẩu, giá ngũ cốc ra sao?: Ukraine có vai trò quan trọng trong nguồn cung ngũ cốc và dầu thực vật, trong đó lúa mì và bắp là 2 mặt hàng quốc gia này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của thế giới. (Phạm Tuấn)
- Rạp chiếu bóng ấm cúng tại nhà (Nhã Trúc)
- Ghép tế bào gốc hỗ trợ điều trị bệnh nan y (Khánh Linh)
- Đi trên tầng mây Lảo Thần: Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) mấy năm nay đã trở thành thiên đường du lịch mới trên vùng đất rẻo cao cuối trời Tây Bắc. Đến Y Tý mùa thu du khách sẽ choáng ngợp trước sắc vàng của mùa lúa chín và biển mây trắng bồng bềnh suốt ngày. Đến Y Tý để chinh phục cổng trời Lảo Thần (độ cao 2.860m so với mực nước biển) là ước vọng của nhiều du khách. Chúng tôi đã thực hiện chuyến đi trên những tầng mây Lảo Thần để thỏa đam mê khám phá. (Nguyễn Hường - Phong Sơn)
- Làn sóng lừa đảo tiền ảo: Lili bắt đầu giao dịch tiền ảo từ tháng 3-2021. Có thời điểm cô đã thắng được 1,4 triệu USD, nhưng những giao dịch tồi tệ sau đó đã xóa sạch khoản lời. Cô muốn rút 300.000USD còn lại nhưng không thể. Lili là một trong số rất nhiều nạn nhân của nạn lừa đảo tiền ảo bùng nổ trong đại dịch Covid-19. (Vinh Trang)
- Joko Widodo: Người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ: Khi kinh tế toàn cầu đang trong vòng xoáy suy thoái, Indonesia đã nổi lên, tự hào với một nền kinh tế bùng nổ. GDP trong quý II tăng 5,4%, cao hơn nhiều so với dự báo, lạm phát chỉ 4,7% trong tháng 8; đồng Rupiah là một trong những đồng tiền hoạt động tốt nhất ở châu Á… Người có công lớn với những thành tựu này là Tổng thống Joko Widodo. (Ánh Vân)
- Cho thuê tình bạn: Có lẽ bạn từng nghe nói rằng tình bạn là vô cùng quý giá. Nhưng thực sự nó quý giá đến mức nào? RentAFriend (trang web cho phép người dùng thuê bạn bè) đã chứng minh rằng nó có thể đáng giá 2.000USD (46.848.800VNĐ) mỗi tuần. (Kiều Tiên)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM