Đón đọc ĐTTC số 191 phát hành thứ hai ngày 27-3-2023

(ĐTTCO) - Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 191 phát hành ngày 27-3-2023 với nhiều chuyên mục hấp dẫn:

Kỳ vọng quan hệ Việt-Mỹ hợp tác win-win: Nhu cầu đầu tư và thiết lập chuỗi cung ứng an toàn của Mỹ là rất lớn. Việt Nam có khả năng đáp ứng được nhu cầu đó. Việt Nam cũng đã chứng minh là địa chỉ an toàn, tin cậy, có khả năng sinh lời cao cho nhà đầu tư. Đặc biệt, 2 nền kinh tế có tính bổ sung lẫn nhau. Đó sẽ là mối quan hệ hợp tác win-win có lợi cho cả nền kinh tế, nếu hoạt động đầu tư được đẩy mạnh trong thời gian tới, giống như quan hệ thương mại đã thể hiện trong thời gian qua, để tương xứng với kỳ vọng về các trụ cột hợp tác như đã đặt ra đối với Mối Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước. (TS. Lê Duy Bình)

Nghiêm khắc hơn với sở thích nuôi chó ở đô thị: Nuôi thú cưng có thể xem như thú vui, đáng tôn trọng. Tuy nhiên, nuôi thú cưng cần phải kèm điều kiện nhất định để bảo đảm không gây phiền hà và nguy hiểm cho cộng đồng. (Tâm Huyền)

Nhận diện “Đại bàng” Mỹ đến Việt Nam: Tuần qua, một phái đoàn gồm 52 doanh nghiệp Mỹ bao gồm các tên tuổi lớn trong các ngành như quân sự, công nghệ, hàng không, tài chính, y dược, giải trí… đã đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh theo chương trình hàng năm, do Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tổ chức. Đây được xem như những “đại bàng” của nước Mỹ. ĐTTC xin điểm qua một số tên tuổi nổi bật trong phái đoàn này. (VĨNH CẨM)

Làm gì để thu hút các "đại bàng" Mỹ?: Nói về sự kiện đoàn doanh nghiệp (DN) Mỹ với hơn 50 DN lớn sang làm việc và khảo sát thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cho rằng sẽ tạo kỳ vọng thu hút đầu tư từ DN Mỹ trong thời gian tới. Bởi thực tế cho thấy vốn đầu tư của DN Mỹ vào Việt Nam hiện vẫn còn khá khiêm tốn, thậm chí Mỹ không nằm trong top 10 nhà đầu tư FDI vào Việt Nam… Phái đoàn DN Mỹ đến Việt Nam vừa rồi khá “hùng hậu”, nhiều DN “đại bàng” với nhiều lĩnh vực khác nhau. Song, để hiện thực hóa được việc hợp tác đầu tư có lẽ còn là câu chuyện dài. Trước mắt, một số lĩnh vực khả thi nhất có thể hợp tác ngay, hiện thực hóa bằng những dự án cụ thể. (Thanh Hà)

Cơ hội đến, phải chủ động: Trao đổi với ĐTTC, ông TRẦN BẰNG VIỆT, Tổng Giám đốc Đông A Solutions, cho rằng sự kiện hơn 50 doanh nghiệp (DN) lớn của Mỹ đến Việt Nam là cơ hội tốt để Việt Nam lắng nghe các nhà đầu tư (NĐT) nhiều hơn, từ đó có những bước chuyển mình đột phá, có chiến lược chủ động trong thu hút đầu tư cũng như tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Việc làm sao để DN Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu không phải là câu chuyện hôm nay mới nhắc tới. Chính các NĐT nước ngoài khi đến bất cứ quốc gia nào cũng mong có những DN trong nước đủ tầm tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất của mình để giảm thiểu chi phí, rủi ro chuỗi cung ứng. (TRẦN BẰNG VIỆT, Tổng Giám đốc Đông A Solutions)

Hút được các “ông lớn” mới kỳ vọng 38 tỷ USD FDI: Dù không chấp nhận thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bằng mọi giá mà cần có chọn lọc, nhưng sự suy giảm đáng kể về lượng vốn FDI trong 2 tháng đầu năm nay (so với năm 2022), đang khiến dư luận lo ngại về mục tiêu thu hút 36-38 tỷ USD trong năm nay sẽ gặp khó khăn. (Lưu Thủy)

Samsung mở rộng đầu tư sang Ấn là bình thường: Trả lời phỏng vấn ĐTTC, ông NGUYỄN VĂN TOÀN, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cho rằng áp lực thu hút vốn FDI ngày càng gia tăng, khi sức hút cạnh tranh bằng ưu đãi thuế sẽ không còn. Việt Nam cần phải có chính sách phù hợp để giữ nhà đầu tư (NĐT) ở lại và thu hút được NĐT mới chất lượng cao. Mục đích của đầu tư là lợi nhuận. Khi ở nơi khác lợi nhuận cao hơn, khả năng dịch chuyển có thể xảy ra cũng không phải là điều ngạc nhiên. Vì thế Việt Nam cần phải có chính sách phù hợp để giữ đầu tư ở lại. (Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN có vốn đầu tư nước ngoài)

Samsung đầu tư vào Việt Nam theo chiều sâu: Trao đổi với ĐTTC, ông HONG SUN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham), cho biết Việt Nam vẫn đang là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư (NĐT) Hàn Quốc, đặc biệt là về lĩnh vực năng lượng và công nghệ cao. Hiện nay, với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, thời gian qua với các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao 2 nước cũng tạo xung lực mới, làm sâu sắc và phong phú hơn các lĩnh vực hợp tác song phương, đặc biệt là thương mại đầu tư. Sự dịch chuyển của các công ty hàng đầu của Hàn Quốc vào Việt Nam với mức đầu tư lớn, đang tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững giữa 2 quốc gia, đồng thời cho thấy Việt Nam luôn là điểm đầu tư hấp dẫn của DN Hàn Quốc. (HONG SUN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam)

Hành lang pháp lý cho vay công nghệ: Bao giờ?: Dù chưa được NHNN cấp phép, các công ty công nghệ tài chính (fintech) đang hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Việt Nam vẫn hoạt động cấp tín dụng rầm rộ. Trong khi đó, sanbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) tạo hành lang pháp lý cho fintech nói chung và P2P Lending nói riêng, đến nay vẫn chưa có. (Cát Tường)

Cổ phiếu bất động sản đã bớt lo trái phiếu?: Sự kiện Novaland (NVL) đạt được thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu (TP) đầu tiên, không chỉ giúp cho bản thân doanh nghiệp (DN) này “dễ thở” hơn, mà còn giúp cho nhóm cổ phiếu (CP) bất động sản (BĐS) “le lói” hy vọng hồi phục. (KIM GIANG)

Vốn ngoại vào nhiều cũng không thể tạo “sóng”: Liên tiếp 3 tuần trở lại đây, dòng vốn từ khối ngoại trở thành lực đỡ quan trọng trên thị trường chứng khoán (TTCK). Tính riêng sàn HoSE, giá trị mua hàng ngày trung bình chiếm khoảng 16,3% tổng giao dịch, có những ngày đặc biệt chiếm tới 36% như đợt tái cơ cấu của các quỹ ETF. Ngay sau đợt phân bổ vốn lớn của quỹ VanEck Vietnam ETF (quỹ VNM), đến lượt quỹ Fubon huy động thêm gần 3.800 tỷ đồng. Không ít nhà đầu tư (NĐT) “mừng thầm” trước cơ hội dòng vốn mới này sẽ “thổi” TTCK lên. (NGUYÊN HÀ)

Quyền sở hữu chung cư nên căn cứ từng trường hợp cụ thể: Đề xuất dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế, tức chủ sở hữu nhà chung cư phải chấm dứt quyền sở hữu khi nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ. Và nếu muốn được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất có nhà chung cư, phải nộp kinh phí xây dựng lại nhà chung cư mới. Đề xuất này của Bộ Xây dựng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. (Bình Minh)

Ngành thép năm 2023 phục hồi muộn: Diễn biến kinh tế vĩ mô và bối cảnh vài tháng qua cho thấy ngành thép đã vượt qua vùng đáy tiêu cực, tuy nhiên để lạc quan về sự tăng trưởng của cả sản xuất và tiêu thụ thì vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi kìm hãm đà phục hồi trong ngắn hạn. (Phạm Tuấn)

“Cuộc chiến lớn” chống ung thư xương: Tháng 5-2019, Lê Thị Hòa đột ngột nhận tin ung thư xương ác tính và trở thành bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được phẫu thuật sử dụng xương nhân tạo để bảo tồn chi. Giờ đây, cô gái ung thư xương ngày nào đã trở thành nhân viên ngành y, sánh vai chàng trai cùng cô vượt bạo bệnh trong một đám cưới ấm cúng như cổ tích. (Đức Hoàng)

Linh thiêng Vua Bà trong tâm thức dân gian: Xứ Thanh thuộc quận Cửu Chân xưa là vùng đất thiêng sinh ra nhiều danh nhân lịch sử dân tộc, tiêu biểu là Bà Triệu anh hùng mà năm nay kỷ niệm 1775 năm ngày mất. Trong tâm thức dân gian xứ Thanh, Vua Bà vẫn luôn hiện diện phù hộ cho muôn dân, với 3 đền thờ linh thiêng, trong đó Lễ hội Đền Bà Triệu ở huyện Hậu Lộc mới được Nhà nước công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tháng 3-2023. (Hoàng Thủy)

Hoa Xuân xứ Phù Tang: Không phải hoa anh đào mà chính là hoa mơ mới là loài hoa “báo hiệu mùa xuân” ở Nhật Bản. Bởi hoa mơ là hoa đầu tiên nở vào mùa xuân. Hoa mơ được trồng tại rất nhiều nơi trên đất nước mặt trời mọc, mỗi nơi lại mang một vẻ đẹp riêng đến mộng mơ. (VĂN CÔNG - Ảnh: KAMUI SAKURA)

Khủng hoảng Credit Suisse: Thỏa thuận mua lại Credit Suisse với giá khoảng 3 tỷ USD của UBS đã nhanh chóng được ký kết, mặc dù các vấn đề tại Credit Suisse đã âm ỉ trong nhiều năm. Nhà cho vay Thụy Sĩ từ lâu đã được coi là đứa con có vấn đề của hệ thống ngân hàng. (Vinh Trang)

Thọ Tử Nhai, CEO của TikTok bị điều trần trước Quốc hội Mỹ: Giám đốc điều hành (CEO) người Singapore, Shou Zi Chew (Thọ Tử Nhai) của TikTok, phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, với nhiệm vụ ngăn chặn nguy cơ TikTok bị Washington cấm cửa hoặc phải bán mình cho các công ty Mỹ. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác