![]() |
- Trách nhiệm cho TPHCM là trách nhiệm cho cả nước: Nhìn một cách tổng thể, TPHCM đang đối mặt với nhiều thử thách để phát triển. Tốc độ tăng trưởng của TPHCM quý I-2023 ở mức thấp kỷ lục, GRDP chỉ tăng 0,7%, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI của TPHCM tụt hạng. Để lấy lại vị trí đầu tàu kinh tế cả nước và đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm 2023, TPHCM phải nỗ lực trên nhiều phương diện. Bên cạnh việc đôn đốc tinh thần cống hiến và sáng tạo của đội ngũ cán bộ viên chức, thì TPHCM cũng cần sự hỗ trợ tích cực từ các ngành.
- Nghị quyết mới cho TPHCM thể chế phải vượt trội: Kinh tế TPHCM được ví như bức tranh thu nhỏ của nền kinh tế cả nước. Sự sụt giảm của TPHCM, thực tế đã được dự báo từ cuối năm 2022. Đó là khi thị trường bất động sản suy giảm đã làm bộc lộ rõ những điểm nghẽn của TP về hạ tầng, kết nối, tư duy phát triển, cơ cấu kinh tế, thể chế và nguồn lực. Những điểm nghẽn này đã khiến đầu tàu TPHCM những năm gần đây ỳ ạch và đến giờ suy giảm thực sự. Do đó cần một thể chế với “thị trường nhiều hơn, tự do hơn và tinh vi hơn” sẽ tạo cơ hội, động lực và áp lực thúc đẩy người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước của TPHCM đổi mới sáng tạo, dám nghĩ và dám làm. (TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM)
- Thể chế tự quyết, cứu cánh cho TPHCM: Dự kiến dự thảo nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM (thay thế Nghị quyết 54) sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp trong tháng 5. Những cơ chế, chính sách đặc thù mới được thông qua kỳ vọng sẽ là cứu cánh, tạo động lực phát triển cho TPHCM trong thời gian tới. TPHCM cần cơ chế hướng đến hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ linh hoạt để tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn, giải phóng tất cả nguồn lực, phục vụ sự phát triển nhanh, bền vững, để TP thực sự là đầu tàu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. (Đỗ Trà Giang)
- Luật Các TCTD sửa đổi: Không thể giữ mãi ngân hàng truyền thống: Cuối tuần qua, Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường (KH-CN-MT) của Quốc hội và báo SGGP-Đầu tư Tài chính đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới trong chuyển đổi số quốc gia”. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech đã góp ý với các Đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, để Ủy ban KH-CN-MT trình Quốc hội xem xét lần đầu ở kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 15 tới đây, trong đó nhấn mạnh về việc cần có quy định cho ngân hàng (NH) số hoạt động. (Yên Lam)
- Tiến tới nới lỏng hoặc xóa bỏ trần tín dụng?: Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) được đưa ra thảo luận lấy ý kiến thời gian qua, trong đó có việc thay đổi về quy định giới hạn cấp tín dụng đang được dư luận rất quan tâm. Việc sửa đổi giới hạn cấp tín dụng nhằm giảm sự tập trung tín dụng vào bên đi vay, có thể tích cực cho quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NH trong nước, nhưng sẽ phản ứng chính sách với NH nước ngoài. (TS. Lê Đạt Chí, Trưởng khoa Tài chính - UEH)
- Ngân hàng có đồng hành cùng doanh nghiệp?: Thật bất hợp lý khi hầu hết các doanh nghiệp (DN) đều lỗ, nhiều DN đã phải bán gần hết tài sản. Trong khi đó, hầu hết ngân hàng (NH) đều công bố lãi ngàn tỷ. Thậm chí trong đại hội cổ đông vừa qua, các nhà băng đều lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 10-30%. Vậy thực tế về sự đồng hành của NH với DN thời gian qua như thế nào? (Đỗ Linh)
- Lãi suất cao đang triệt tiêu động lực doanh nghiệp: Một báo cáo công bố mới đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với chủ đề “Tác động của môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục tăng trưởng năm 2023”, đã cho thấy bức tranh đầy nghịch lý về kết quả làm ăn giữa ngân hàng (NH) và doanh nghiệp (DN): Nhiều DN đang điêu đứng bởi những yếu tố bất thuận, các NH đều công bố kết quả kinh doanh tốt, thu lãi lớn… (Hoàng Sơn)
- “Con nợ” lao đao, nhà băng vẫn lãi lớn: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn hay phá sản, các ngân hàng (NH) cũng chỉ dính nợ xấu và mất khoảng thời gian ngắn để xử lý. Đây cũng là yếu tố giúp nhóm cổ phiếu (CP) NH không giảm quá sâu, ngay cả khi “con nợ’ lớn nhất của ngành là bất động sản lao đao. (Kim Giang)
- Lạm dụng sở hữu chéo vì luật không rõ ràng: Làm sao phát hiện và ngăn chặn được sở hữu chéo tại các ngân hàng thương mại (NHTM) không phải là vấn đề mới, song nhiều năm gần đây vẫn là chủ đề “nóng”. Tính riêng trong khoảng chục năm trở lại đây, những vụ việc bê bối liên quan đến một số NHTM đều cho thấy có bóng dáng của sở hữu chéo trong đó. (Thanh Hà)
- Đằng sau “tăng trưởng” và “luôn lãi” của các nhà băng…?: Đằng sau các báo cáo của các ngân hàng (NH) về tăng trưởng tốt, có lợi nhuận cao ẩn chứa nhiều vấn đề tiềm ẩn rủi ro. Về cơ bản có thể nghi ngờ những con số này “có vấn đề”, dù chưa có bằng chứng rõ ràng. Ngay cả khi các NH báo lãi cao, tăng trưởng tốt, nhiều khi không đồng nghĩa sức khỏe NH đó thực sự tốt. Thực ra, chuyện làm ăn lỗ hay lãi trong các NH cũng bình thường, bởi họ cũng là doanh nghiệp (DN). NH lỗ nhiều, hiệu quả kém không phải ít. Thực tế có nhà đầu tư là cổ đông của nhiều NH trong hàng chục năm, nhưng quá nửa thời gian không được trả lãi. Một số khác chỉ là lãi rất ít, hoặc lỗ, hoặc NH báo lãi nhưng cổ đông không được chia cổ tức bằng tiền mặt, thay vào đó phải để lại để trích lập vào quỹ đề phòng rủi ro, dùng tăng vốn… Hầu như NH nào có rất nhiều lý do đưa ra để biện minh cho việc này. (LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC)
- Làm gì để phát triển mạng lưới điện tái tạo: Năng lượng điện quốc gia đang bộc lộ ra những nghịch lý: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) càng kinh doanh càng lỗ, buộc phải tăng giá điện; thiếu điện cung ứng cho quốc gia phải nhập điện từ Trung Quốc và Lào. Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhưng vẫn đang xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện như Nghi Sơn, Thái Bình 2, Vân Phong… Trong khi đó, hàng loạt dự án điện gió và điện mặt trời có công suất cả ngàn MW đang nằm "đắp chiếu" dù đã sẵn sàng đóng cầu dao hòa vào lưới. (PGS. TS Nguyễn Minh Hòa)
- Cổ đông khát cổ tức, ông chủ rủng rỉnh lương: Tương tự các năm trước, các NH tiếp tục “khoe” lợi nhuận cao ngất ngưởng tại ĐHCĐ và đề ra kế hoạch tiếp tục tăng trưởng cao hơn. Nhưng dù lãi lớn, cổ đông NH vẫn trong tình trạng ít nơi vui, nhiều nơi buồn, thậm chí có nhiều bức xúc vì cổ tức không như mong đợi, trong khi đó thù lao HĐQT năm sau cao hơn năm trước. (Cát Tường)
- Lãi suất giảm liên tục, sao vốn chưa trở lại TTCK?: Đầu tháng 5, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã khởi động một đợt giảm lãi suất huy động mới. Như vậy từ mức huy động trung bình đạt đỉnh hồi tháng 1-2023 trên 9%/năm cho kỳ hạn 6 tháng, đã liên tục giảm xuống chỉ còn quanh 7,5%/năm hiện tại. Thời điểm cuối năm 2022 và đầu 2023, lãi suất tăng đã thu hút một lượng lớn tiền rời khỏi thị trường chứng khoán (TTCK), nhưng nay vẫn chưa cho thấy tín hiệu rõ ràng về sự đảo ngược dòng vốn này. (Nguyên Hà)
- Thị trường đậu nành kỳ vọng tăng giá: Theo số liệu công bố trong tháng 4 của Tổng cục Hải quan, lũy kế 3 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu 498.647 tấn đậu nành với trị giá hơn 346 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 695USD/tấn. Giá trị nhập khẩu tăng 3,7% so với cùng kỳ 2022, nhưng số lượng nhập giảm 4,9%, phản ánh bối cảnh sức tiêu thụ vẫn yếu do kinh tế trì trệ và giá nguyên liệu đầu vào tăng. (Phạm Tuấn)
- Du lịch tiện lợi cùng công nghệ (Nhã Trúc)
- Tản mạn ở quê (Trần Thế Tuyển)
- Trung Quốc đang làm khó dòng vốn FDI: Trong nhiều tuần, người ta biết rất ít về lý do tại sao các công ty tư vấn quốc tế nổi tiếng ở Trung Quốc bị cảnh sát đột kích. Các nhân viên của các công ty này bị thẩm vấn, thậm chí bị giam giữ, khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy hoang mang. (Vĩnh Cẩm)
- Ai sẽ là tân Thủ tướng của Thái Lan?: Hơn 52 triệu cử tri Thái đi bỏ phiếu vào Chủ nhật 14-5 cho cuộc bầu cử Hạ viện khóa mới của nước này. Trong trường hợp không đảng nào giành được đa số để thành lập chính phủ, họ sẽ phải hợp tác với các đảng khác để thành lập chính phủ liên minh. Tuy nhiên, ai sẽ trở thành thủ tướng mới của Thái Lan là vấn đề quan tâm nhất. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM