![]() |
- Phân bổ tiền thừa vào nền kinh tế: Có lẽ sự kiện gây xôn xao trên thị trường tài chính thông qua các phương tiện truyền thông thời gian vừa qua, là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành tín phiếu để hút tiền về lên đến xấp xỉ 140.000 tỷ đồng trong vòng 12 phiên (từ ngày 21-9). Nguyên nhân được các tổ chức tài chính nhìn từ thị trường liên NH, nên nhận định do hệ thống NHTM đang dư thừa thanh khoản (thừa tiền) vì không cho vay được. Trong khi đó, NHNN cho rằng đã cố gắng hết sức để cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, hạ lãi suất, nhưng vấn đề hiện nay là sức hấp thụ của nền kinh tế yếu do tổng cầu yếu, sức khỏe doanh nghiệp yếu.
- Kích cầu tiêu dùng từ mỗi người dân…: Việt Nam kỳ vọng GDP năm 2023 sẽ đạt 6%, và để đạt được mức tăng trưởng này, Chính phủ đặt trọng tâm vào 3 lĩnh vực là xuất khẩu, dịch vụ và tiêu dùng. Xuất khẩu năm nay có nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu nông - thủy sản, du lịch có thể đạt được 13 triệu du khách nước ngoài, nhưng tiêu dùng thì không có sự biến chuyển mạnh mẽ nào đáng kể. (PGS. Nguyễn Minh Hòa)
- Khi không còn “người mua là vạn, kẻ bán là trăm”: Chúng ta thường nghe câu “(Một) trăm người bán, (một) vạn người mua”, có nghĩa người bán đông kẻ mua còn nhiều hơn, từ đó phản ánh một góc nhìn là sự sòng phẳng trong trao đổi, mua bán chốn chợ búa. Tức số người mua và người bán đều đông, đồng thời số người mua có xu hướng nhiều hơn số người bán, cuộc mua bán ấy mới diễn ra bình thường, người mua có nhiều sự lựa chọn, tránh bị ép uổng, người bán có nhiều cơ hội bán được hàng… (Nguyễn Minh Hải)
- Permacrisis: Cuộc khủng hoảng chưa từng có liên hoàn sắp xảy ra?: Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm tăng trên 5%, mức cao nhất trong 16 năm vào thứ 5 tuần trước, làm dấy lên đợt bán tháo trái phiếu, rung chuyển thị trường tiền tệ toàn cầu, và tác động mạnh nhất là đồng yên và đồng rúp. (Nhà báo Thu Trần)
- Thừa tiền, hút tiền và nền kinh tế thực đang chệch hướng?: Thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục trong 2 tuần qua chứng kiến VN Index liên tục lao dốc trong sự ngỡ ngàng. Và một trong những nguyên nhân “nặng nhất” được cho là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện công cụ hút tiền về thông qua phát hành tín phiếu, bởi hệ thống NH thương mại (NHTM) đang thừa tiền. Vậy thực sự tiền trong nền kinh tế có thừa hay không, và có liên quan gì đến TTCK? (Trần Hải)
- Thị trường chứng khoán điều chỉnh bình thường hay bất thường?: Sau tháng 9 “tàn sát” nhiều tài khoản nhà đầu tư (NĐT), thị trường chứng khoán (TTCK) những ngày đầu tháng 10 vẫn chưa yên, tiếp tục xuất hiện những phiên lao dốc cực mạnh. Chỉ trong hơn 2 tuần, VN Index liên tục có những phiên bốc hơi 20-30 điểm, và lần nào cũng vậy, các diễn đàn, hội nhóm đầu tư lại bùng nổ những lời kêu than, đổ lỗi và trách móc… (Nguyên Hà)
- TP Hồ Chí Minh: Tháo nghẽn thể chế, lấy lại vị thế đầu tàu tăng trưởng: Tăng trưởng GRDP TPHCM có cải thiện và cao hơn bình quân chung cả nước, nhưng vẫn thấp hơn thường lệ vốn có. TP cần sớm tháo điểm nghẽn thể chế, gỡ thắt hạ tầng, phát triển xứng tầm lấy lại vị thế đầu tàu tăng trưởng. TPHCM đang quyết liệt triển khai để đưa Nghị quyết 98 vào cuộc sống; nỗ lực khai thác cơ chế đặc thù, phát triển nguồn lực nội sinh, thu hút nguồn lực đầu tư xã hội… để bứt phá, tạo liên kết vùng, từ đó tạo đà kéo tăng trưởng chung cả nước. (TS. Nguyễn Đình Cung)
- Cần khơi thông nguồn lực đất đai: Hoạt động của DN đã có những dấu hiệu khởi sắc, HĐND TP cũng thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC) cho vay thuộc các lĩnh vực ưu tiên. Nhưng để DN mạnh dạn đầu tư, TP cần khơi thông nguồn lực đất đai, xác định giá đất. Khơi thông nguồn lực đất đai, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, giảm lãi suất cho vay các dự án chuyển đổi xanh… là những giải pháp cấp bách hỗ trợ DN thời điểm này. (Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM)
- Doanh nghiệp TPHCM chạy nước rút quý cuối năm: Khác với không khí ảm đạm của những tháng đầu năm, thời điểm này nhiều doanh nghiệp (DN) tại TPHCM đang đón nhận những thông tin tích cực hơn, như đơn hàng xuất khẩu cải thiện và mùa mua sắm cuối năm trong nước cũng đang tới gần. Nhiều DN cũng cho rằng, tiêu dùng trong nước đang cải thiện nhưng chủ yếu vẫn dành cho nhóm ngành hàng thiết yếu và tiêu dùng nhanh, còn lại vẫn cần kích cầu tiêu dùng nhiều hơn. Song DN cũng cần được hỗ trợ vì nếu không kích chưa được đã đuối vì chạy theo khuyến mãi, giảm giá… (Thanh Lâm)
- 19 “cú đấm thép” bước vào cuộc “lột xác” mới: Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có vốn nhà nước là chủ đạo và đóng vai trò chi phối (gọi chung là DNNN) từng được kỳ vọng trở thành những “cú đấm thép”, giờ đây đang đứng trước ngưỡng cửa một cuộc “lột xác” mới, trở thành những DN “sếu đầu đàn” với những lĩnh vực then chốt đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế số. Song, bên cạnh những kỳ vọng còn không ít những băn khoăn… (Thanh Hà)
- Kỳ vọng đội ngũ doanh nhân làm mới động lực tăng trưởng: Sau hơn 3 thập niên đổi mới, Việt Nam đã có lực lượng đông đảo doanh nhân với hàng triệu doanh nhân là chủ sở hữu, điều hành doanh nghiệp (DN), cùng hàng triệu chủ hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh. Sự đóng góp lớn lao của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng DN đã góp phần đưa nền kinh tế có được vị thế như ngày hôm nay. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên các động lực tăng trưởng của nền kinh tế cần được làm mới và nâng cấp. Đội ngũ doanh nhân được kỳ vọng sẽ gánh vác trọng trách này với tinh thần chủ đạo là nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. (TS. Lê Duy Bình, Economica Vietnam)
- Dòng vốn ứ đọng, kiệt quệ nền kinh tế: Tiền đang tồn kho lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), trong khi đầu ra tín dụng khá ì ạch. NHNN buộc phải phát hành tín phiếu và đã hút hơn 110.000 tỷ đồng tiền trong lưu thông về. Dòng vốn ứ đọng đang là nỗi trăn trở của nhà điều hành và các phương án “chữa bệnh” như giảm lãi suất, mở gói tín dụng cho từng lĩnh vực… vẫn chưa khai thông được. Giải pháp để chữa bệnh thừa tiền, là các NH cần tìm cách cho vay tín chấp với điều kiện kiểm soát được dòng tiền của các DN. Do vậy phải duy trì quan điểm sử dụng quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho các DN được vay vốn. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Thị trường sụt giảm do tâm lý: Việc các tổ chức trong nước và nước ngoài liên tục bán ròng trong khi tham gia mua với tỷ lệ ở mức thấp, khiến thị trường chứng khoán (TTCK) chịu sự chi phối chủ yếu bởi tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân. Dòng tiền tại các nhóm ngành dẫn dắt tâm lý đợt vừa qua như bất động sản, chứng khoán, đầu tư công đã có dấu hiệu suy yếu rõ rệt. Điều này củng cố thêm quan điểm cho rằng thị trường có xu hướng đi ngang trong tháng 10. (Kim Giang)
- Nhà ở xã hội vừa thiếu, vừa thừa lại vừa treo: Chương trình, chính sách nhà ở xã hội (NoXH) cho người lao động có thu nhập thấp được cụ thể hóa trong Luật Nhà ở, cũng như được chính quyền TPHCM đề ra bằng các chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế “phân khúc” nhà ở này vẫn tồn tại nhiều bất cập: vừa thừa vừa thiếu lại vừa… treo. (Bình Minh)
- Tự tin thể hiện cá tính (Nhã Trúc)
- Đặng Nhật Minh vì tình yêu Hà Nội: Đạo diễn Đặng Nhật Minh không xa lạ với công chúng. Thế nhưng, Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội vừa được trao cho ông, càng giúp giới mộ điệu có dịp hiểu thêm những tác phẩm điện ảnh mang đậm phong vị văn hóa Việt Nam. Đạo diễn Đặng Nhật Minh nhận giải thưởng này vào chiều 6-10 tại Hà Nội, thì chỉ vài giờ sau tại TPHCM khai mạc tháng phim Đặng Nhật Minh “Bao giờ cho đến tháng mười” được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả trẻ đô thị phương Nam. (Tuy Hòa)
- Vân Nam - Miền đất của mùa xuân và du lịch: Nằm ngay sát biên giới Tây Bắc nước ta, Vân Nam là tỉnh có lượng khách du lịch ghé đến hàng đầu của Trung Quốc. Nơi đây sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, và có những di sản văn hóa tự nhiên và nhân văn nổi tiếng thế giới. (Nguyễn Văn Công)
- Quy tắc của WTO dễ bị biến dạng?: Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đóng vai trò là người bảo vệ tự do thương mại của thế giới, dựa trên luật lệ. Nhưng thật không may, tổ chức đa phương này đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Vấn đề trung tâm là sự bất hòa giữa 164 quốc gia thành viên. (Vinh Trang)
- Kevin McCarthy - Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị truất phế: Ngày 3-10, ông Kevin McCarthy đã đi vào lịch sử nước Mỹ khi trở thành Chủ tịch Hạ viện đầu tiên bị truất phế bằng cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm. Ông McCarthy là ai, và điều gì khiến người đứng thứ hai trong thứ tự kế nhiệm Tổng thống Mỹ lại giữa đường đứt gánh như vậy? (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM