Đón đọc ĐTTC số 223 phát hành thứ hai ngày 6-11-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 223 phát hành ngày 4-11-2023 với nhiều chuyên mục:

- Tái cơ cấu ngân hàng: Thiếu vốn, nguồn lực và nhiêu khê thủ tục: Quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém đang diễn ra chậm chạp, kéo dài trong nhiều năm vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Có nhiều lý do khiến việc tái cơ cấu ngân hàng chậm, song có 3 nhóm nguyên nhân chính. Những khó khăn trong việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng đủ điều kiện hỗ trợ, quy trình thủ tục và nguồn lực ngân sách nhà nước, đã khiến kết quả triển khai thực hiện việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. (TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia)

- Dự thảo Luật Các TCTD sẽ thay đổi vai trò của NHNN: Từ người cho vay cuối cùng trở thành người cứu trợ đầu tiên: Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi trình Quốc hội kỳ họp thứ 6 Khóa XV có điểm khác so với Dự thảo đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5: (i) có chương riêng về các biện pháp xử lý trong trường hợp ngân hàng (NH) bị rút tiền hàng loạt; (ii) các chính sách hỗ trợ chỉ áp dụng trong trường hợp NH có bản báo cáo gửi NH Nhà nước (NHNN). So với trước, Dự thảo lần này đã thu hẹp diện can thiệp: NHNN chỉ cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không cần tài sản đảm bảo trong trường hợp NH bị rút tiền hàng loạt có gửi báo cáo cho NHNN. NH nào bị rút tiền nhưng không gửi báo cáo, tức tự xử lý được sẽ không nhận được hỗ trợ, nhưng vẫn phải triển khai kế hoạch khắc phục xử lý nguyên nhân tình trạng rút tiền hàng loạt. (GS.TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Tái cơ cấu ngân hàng 10 năm vẫn tiếp tục… vì sao?: Trên nghị trường kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, một trong những vấn đề mà nhiều đại biểu quan tâm là “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các TCTD yếu kém” còn rất chậm. Một điểm chung của các đợt tái cơ cấu NH chính là hệ lụy của một giai đoạn trước đó thúc đẩy quá mức trong chính sách tiền tệ. Khi đó tài sản của các NH gia tăng một cách nhanh chóng so với lượng tiền mặt huy động, chỉ tiêu an toàn vốn lại không đảm bảo. Trong khi đó lại quá dễ dãi cho các NH qua các đợt tái cấu trúc. (TS. Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Nhà băng Việt “đuổi theo xa” chuẩn thế giới: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là cơ sở dùng để đo lường mức độ an toàn vốn của ngân hàng (NH), biểu hiện “sức khỏe” để đảm bảo các NH có thể chịu đựng được các khoản thua lỗ hoạt động. Các năm qua, hệ thống NH Việt Nam cũng cho thấy nỗ lực cải thiện tỷ lệ này, song nếu so với quốc tế vẫn còn cách xa. Bởi hệ thống NH các nước đang tiến đến Basel IV thì NH Việt vẫn phải loay hoay với Basel II. (Đỗ Linh)

- Nợ xấu ngày càng xấu hơn: Từ năm 2021, cách tính tổng nợ xấu được thay đổi theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN (TT11). Song so với năm 2020 tỷ lệ nợ xấu của các NH vẫn không giảm, đồng thời dự phòng rủi ro tín dụng các năm gần đây cũng tăng lên. Điều này có thể do các NHTM xác định lại nợ xấu, trích thêm dự phòng rủi ro theo TT11, hoặc do các khoản nợ bị chuyển từ nhóm nợ có rủi ro thấp sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn, kéo theo phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng. (ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền, Trường Đại học Kinh tế - Luật)

- Vốn tín dụng chệch hướng, nợ xấu phình to?: Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội về tổng hợp kết quả kiểm toán Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ rõ những hạn chế trong lĩnh vực ngân hàng (NH), nhất là việc điều hành vốn tín dụng chưa vào đúng lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế… (Thanh Hà)

- Thuế khoán hộ kinh doanh gây thất thu ngân sách: Số báo ĐTTC ra ngày 2-10 có bài viết “Thuế khoán với hộ kinh doanh: Bất cập và chưa bình đẳng”, đã nhận được phản ứng trái chiều từ cơ quan thuế. hiện nay việc quản lý thuế đối với loại hình hộ kinh doanh chưa có phương pháp phù hợp, chủ yếu vẫn dựa vào thuế khoán, trong khi mức thuế khoán thường thiếu chính xác, minh bạch khiến ngân sách nhà nước (NSNN) đang bị thất thu ở mảng này. (TS. Nguyễn Ngọc Tú, người có 30 năm công tác trong ngành thuế, hiện là giảng viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội)

- Nhiều nhà băng “hụt hơi” từ thu nhập dịch vụ: Một trong các mục tiêu của Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025", là tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại (NHTM) lên 16-17% vào cuối năm 2025. Điều đó cho thấy việc tăng thu ngoài lãi là định hướng lớn của ngành NH. Song có vẻ các nhà băng vẫn còn hụt hơi trong việc mở cánh cửa ngách này. (Thiên Minh)

- Sóng có tốt, BSR vẫn không thể tăng?: CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được cho có nhiều thông tin để viết nên “câu chuyện” tăng giá cổ phiếu (CP). Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại khi doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn. (Kim Giang)

- TTCK: Cơ hội cho đầu tư giá trị: Thị trường chứng khoán bất ngờ trải qua tháng 10 sụt giảm thê thảm không khác gì giai đoạn khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp lan tràn hồi tháng 9-2022. VN Index sụt giảm tới 10,9% trong tháng vừa qua, mà chỉ vài tuần trước không mấy người nghĩ tới khả năng thị trường sẽ xóa sạch sóng tăng để trở về điểm xuất phát đầu năm 2023. Tuy nhiên “trong cái rủi có cái may”, thị trường bất ngờ “tua ngược” về quá khứ để mở ra cơ hội đầu tư mới. (Nguyên Hà)

- Thị trường địa ốc vẫn “oằn mình” vượt khó: Khảo sát của một số tổ chức chuyên môn cho thấy, thị trường bất động sản (BĐS) đã có tín hiệu khả quan hơn. Tại TPHCM mức tăng trưởng vẫn còn âm nhưng đang tịnh tiến về số dương. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn đối diện với hàng loạt khó khăn, nhiều vấn đề của doanh nghiệp không dễ khắc phục ngay. Điều này cho thấy, để thị trường BĐS khỏe mạnh trở lại còn mất nhiều thời gian. (Đỗ Trà Giang)

- Mãn nhãn dàn chiến binh Japan Mobility Show 2023 (Nhã Trúc)

- Myanmar - bí ẩn đầy quyến rũ: Myanmar với rất nhiều địa điểm tham quan về thiên nhiên tươi đẹp, lễ hội độc đáo, ẩm thực phong phú và các hoạt động hấp dẫn, không những thu hút hàng triệu lượt khách tham quan quốc tế mà còn của chính người dân bản địa mỗi năm. Được mệnh danh là “Vùng đất của Phật” và cũng là nơi có nhiều ngôi chùa nguy nga lộng lẫy nhất thế giới. Nếu có dịp các bạn nên ghé thăm Myanmar một lần để chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp nơi đây. (Fahoka Xê Dịch)

- Sàn giao dịch nước, giải pháp phân bổ nguồn lực hiệu quả?: Chúng ta đã biết tới các sàn giao dịch cổ phiếu, sàn giao dịch hàng hóa hoặc kim loại quý… nhưng sàn giao dịch nước có vẻ khá lạ lẫm. Thật ra, thương mại nước, hay mua bán quyền tiếp cận nước hoặc quyền sử dụng nước, đã trở nên nổi bật trong những năm gần đây, như một cơ chế nhằm giải quyết các thách thức về khan hiếm nước và phân bổ nguồn lực nước kém hiệu quả. (Vĩnh Cẩm)

- James Cleverly - Ngoại trưởng xài sang: Bộ Ngoại giao Anh đã thuê chiếc máy bay phản lực được các tỷ phú và ngôi sao nhạc pop sử dụng, để đưa Cleverly và 18 nhân viên của ông tới Mỹ Latin và Caribe vào tháng 5. Vụ việc vừa được phanh phui làm dấy lên làn sóng tức giận của công chúng. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác