- Không thể gấp gáp bơm vốn bằng mọi giá: Tâm lý gấp gáp bơm vốn tín dụng cho DN, cho nền kinh tế khá rõ rệt, nhưng cần tính toán. Nếu bơm mạnh vốn vào nền kinh tế trong khi nền kinh tế không hấp thụ nổi, sẽ tạo ra lạm phát. Hơn nữa, không thể nào thúc đẩy các NH cho vay quá mạnh tay, và cũng không thể nào thúc đẩy các DN phải mạnh tay vay vốn. Vì các NH và DN đều phải cân đối nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Nếu nền kinh tế chưa tăng trưởng mạnh, chưa hồi phục nhanh, cũng phải chấp nhận tình trạng tăng trưởng âm cho đến khi nền kinh tế sẵn sàng đón nhận số vốn từ các NH, thay vì thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. (TS. Nguyễn Trí Hiếu)
- Đường sắt cao tốc, đừng tiếp là giấc mơ của 20 năm trước: Tại kỳ họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 7-3, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết: “Chính phủ đang xem xét Đề án về dự án đường sắt cao tốc trên trục Bắc - Nam”. Câu chuyện đường sắt cao tốc một lần nữa lại được khơi dậy, dù trên nhiều diễn đàn khác nhau, một số chuyên gia đã đề cập với những hồ hởi và những băn khoăn. Vậy bao giờ Việt Nam mới có đường sắt cao tốc, khi loại hình giao thông này đã chứng minh giá trị ở những quốc gia văn minh trên thế giới? (Tâm Huyền)
- Đường sắt đô thị tư duy kinh tế mở cho những toa tàu: Một thông tin đang nhận được sự quan tâm của người dân TPHCM nói riêng và người dân cả nước nói chung, đó là kế hoạch chính thức vận hành thương mại tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vào tháng 7-2024. Nghĩa là thời gian không còn nhiều để chứng kiến một kết quả kiến thiết đường sắt đô thị hiện đại, sau hơn 20 năm chờ đợi khá mỏi mòn. Câu chuyện chậm trễ của tuyến metro đầu tiên ở đô thị lớn nhất phương Nam, cũng gợi ra nhiều suy tư về chiến lược phát triển giao thông từ trung ương đến địa phương, từ nguồn vốn ODA đến vốn đầu tư công, từ vốn thực đến “vốn đội”… cho các thành phố đông dân. (Gia Quan)
- Tìm cách khai thông dòng vốn tín dụng: Trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước vẫn còn khó khăn khi chi phí liên tục tăng, thị trường bất động sản vẫn chưa có tín hiệu phục hồi, người lao động vẫn đang tiếp tục thắt chặt chi tiêu…, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng thương mại (NHTM), cơ quan ban ngành và các DN phải cùng vào cuộc mới khai thông nguồn vốn. (ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM)
- Kích cung - cầu cùng lúc và cần thời gian: 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng (TTTD) của hệ thống ngân hàng (NH) chậm hơn so với cùng kỳ. Ngày 5-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 18/CĐ-TTg về điều hành TTTD năm 2024, trong đó yêu cầu NHNN điều hành TTTD, lãi suất năm 2024 hiệu quả, khả thi, kịp thời, tuyệt đối không để dòng vốn ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm. Vậy giải pháp nào để khơi thông dòng tín dụng đang ứ đọng? (PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM - UEH)
- Doanh nghiệp tính đến đầu tư đón đầu khi vốn rẻ: Có không ít doanh nghiệp (DN) đặt câu hỏi vay vốn làm gì khi thị trường chưa thực sự khởi sắc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn vốn dồi dào như hiện nay, vay để đầu tư đón đầu là việc cần được tính toán. DN cần tính bài toán dài hơi chứ chỉ đừng nhìn trước mắt khi thị trường chưa hồi phục. Khi có nơi “bơm” vốn với lãi suất ưu đãi, cần nhanh chóng nắm cơ hội, đầu tư đón đầu để khi thị trường phục hồi đủ sức tham gia cạnh tranh, nắm cơ hội ngay. (Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM -HUBA)
- Tính toán chọn kênh đầu tư: Năm 2023 các kênh đầu tư nhìn chung không được tích cực, nhưng năm 2024 có thể khả quan hơn. Tuy vậy, các nhà đầu tư cũng tránh “bỏ trứng vào một rổ”, và năm 2024 cũng không phải là bối cảnh dành cho đầu cơ, lướt sóng, thay vào đó cần có sự hiểu biết rõ về thị trường. (TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia)
- Tiền tiết kiệm đổ vào chứng khoán: Từ đầu năm 2024 đến nay, thanh khoản của thị trường chứng khoán (TTCK) được cải thiện khá rõ rệt, với nhiều phiên giao dịch vượt mốc 30.000 tỷ đồng. Theo giới phân tích, dòng tiền mới đổ vào TTCK phần nhiều xuất phát từ dòng tiền tiết kiệm của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân. (Hải Hồ)
- Vốn rẻ, điều kiện giảm, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận:
Tình hình xuất khẩu thuận lợi ngay trong những ngày đầu năm, khiến cho nhiều doanh nghiệp (DN) phấn khởi. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của DN vẫn là thiếu vốn. Phía ngân hàng nên cân nhắc cởi mở hơn trong các điều khoản để hai bên cùng “win - win”. Vì nếu không tiếp cận được thì dù lãi suất có giảm cũng không tác động gì tới DN. (Nguyễn Ngọc Luận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại toàn Cầu - thương hiệu cà phê nông sản Meet More)
- Từ Sentosa của Singapore, nghĩ về bán đảo Thanh Đa của TPHCM: Không còn nghi ngờ gì nữa, lãnh đạo TPHCM quyết tâm đánh thức sông Sài Gòn, biến nó thành mặt tiền của thành phố và tham vọng tạo ra một “kỳ tích sông Sài Gòn”, như “kỳ tích sông Hàn” của Seoul và “kỳ tích sông Hoàng phố” của Thượng Hải. Ngày 25-6 -2022, Bí thư Thành ủy TPHCM ông Nguyễn Văn Nên, đã cùng đoàn công tác cấp cao của TPHCM và các chuyên gia Pháp, khảo sát thực địa, học tập kinh nghiệm quy hoạch bờ sông Seine của Pháp. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Phát triển sông sài gòn, lấy kinh nghiệm từ sông Seine: Phát triển hành lang sông Sài Gòn, kết hợp với phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị lịch sử, đặc biệt là “nâng cấp” các vùng nông thôn ven sông thành những khu vực nông nghiệp giá trị cao, kết hợp với phát triển du lịch… Đó là ý tưởng quy hoạch được các chuyên gia từ Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR), Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đưa ra từ kinh nghiệm quy hoạch bờ sông Seine (Pháp). (Đỗ Trà Giang)
- 40.000 tỷ đồng tpdn có rủi ro “dồn gánh” vào bất động sản: Theo số liệu thống kê, giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được đánh giá có rủi ro cao sẽ chậm trả gốc, lãi trong năm 2024 khoảng 40.000 tỷ đồng (chiếm 19% lượng TPDN đáo hạn trong năm 2024), tuy nhiên lượng TPDN của nhóm doanh nghiệp bất động sản lại chiếm đa số trong số này khi lên tới 70%. (Thanh Hà)
- Nợ xấu ngày càng khó xử lý: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng (NH) đã phình to, thậm chí có nơi tăng gấp đôi gấp ba trong năm 2023, dù Thông tư 02/2023/ TT-NHNN (TT02) về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, vẫn đang có hiệu lực. Chưa dừng lại ở đó, nợ xấu còn được dự báo sẽ tăng tiếp trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và kinh tế chưa hồi phục rõ rệt. (Cát Tường)
- KRX có đủ sức tạo sóng trong ngắn hạn?: Phiên giao dịch ngày 6-3, việc kết nối hệ thống của một số công ty chứng khoán (CTCK) tới hệ thống giao dịch của sàn HoSE bất ngờ tái diễn tình trạng chập chờn. Đáng nói là nhiều CTCK có hệ thống giao dịch được đầu tư mạnh cũng bị gián đoạn kết nối. (Nguyên Hà)
- Triển vọng không sáng sủa của REE: CTCP Cơ điện lạnh (REE), được xem là doanh nghiệp khá “trung thành” với các mảng kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, “bước hụt” của mảng điện và cơ điện trong năm 2023, đã đặt ra nhiều nghi ngờ về triển vọng của REE trong tương lai. (Kim Giang)
- Đầu tư bất động sản vẫn có cơ hội: Có thể nói những tháng đầu năm 2024, lần đầu tiên sau gần 2 năm “đóng băng”, thị trường bất động sản (BĐS) có những tín hiệu khởi sắc. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024 vừa được Cục Thống kê TPHCM công bố, cho thấy tình hình kinh doanh BĐS trên địa bàn có những tín hiệu phục hồi, sau khi Chính phủ ban hành các chính sách để tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS từ đầu năm 2023. (Bình Minh)
- Khai thác quặng sắt thay đổi theo xu hướng xanh: Cho đến hết tuần đầu của tháng 3, đường cong kỳ hạn các hợp đồng tương lai quặng sắt trên sàn SGX và sàn Thượng Hải, đều đang ở trạng thái nghịch đảo, cho thấy hiện tượng bù hoãn bán (backwardation) đang diễn ra. Thuật ngữ bù hoãn bán đề cập đến giá của các hợp đồng kỳ hạn gần, đang cao hơn giá của các hợp đồng kỳ hạn xa. (Phạm Tuấn)
- Robot hỗ trợ toàn diện (Nhã Trúc)
- Gìn giữ hồn cốt đại ngàn: Lịch sử hình thành đầy thăng trầm đã để lại cho miền Trung nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc, giao thoa của nhiều nền văn minh. Đặc biệt, ở khu vực miền núi có rất đông dân tộc thiểu số sinh sống, họ đang gìn giữ nhiều di sản văn hóa quý, tạo thành những “mạch chảy” văn hóa đa sắc, đa màu góp phần làm cho dải Trường Sơn thêm hùng vĩ, linh thiêng. (Ngọc Oai - Minh Phong - Văn Thắng)
- AI len lỏi vào các cuộc tranh cử: Deepfake, hay còn gọi “giả mạo sâu”, là thuật ngữ chỉ những công nghệ giả mạo y như thật. Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), deepfake ngày nay càng tinh vi hơn. Và hiện đang được các chính trị gia sử dụng trong các chiến dịch chính trị của mình, khiến người ta lo ngại về cái gọi là “nền dân chủ deepfake”. (Vĩnh Cẩm)
- John Mccarthy - cha đẻ của AI: Năm 2023 vừa qua được xem là năm của trí tuệ nhân tạo (AI), khi hàng loạt ứng dụng AI như chat, viết báo, vẽ tranh, thậm chí sáng tác nhạc trở nên phổ biến, và dường như có thể thay thế được cả con người. Các nhà nghiên cứu tin rằng, có 50% khả năng AI vượt trội hơn con người trong mọi nhiệm vụ vào 45 năm tới, và tự động hóa tất cả công việc của con người trong 120 năm. Vậy ai là người “khai sáng” ngành khoa học đang ngày được chú ý này? (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM