Đón đọc ĐTTC số 243 phát hành thứ hai ngày 20-5-2024

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 243 phát hành ngày 20-5-2024 với nhiều chuyên mục:

Bia DTTC so 243 ngay 20-5.jpg

- Đầu tư công phải kích đầu tư tư nhân: Tăng trưởng đầu tư tư nhân chậm được đánh giá là nguyên nhân chính khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 không đạt được mục tiêu như mong muốn. Tốc độ tăng thấp của đầu tư tư nhân của quý I-2024 cũng là điều không thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng của năm 2024, và là dấu hiệu không tích cực cho mục tiêu quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao và mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Hiệu quả của nguồn vốn đầu tư Nhà nước cũng cần được đánh giá từ góc độ tác động của nó đối với hỗ trợ và kích thích đầu tư tư nhân, trở thành một trong những tiêu chí để lựa chọn, phê duyệt các dự án được đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước. (TS. Lê Duy Bình, Economica Vietnam)

- Tái sinh đô thị từ những bãi rác: Cũng như nhiều TP khác trong nước và trên thế giới, TPHCM có rất nhiều công trình có quy mô lớn nhưng hết vòng đời sử dụng, như khu chế xuất Tân Thuận, nghĩa trang Bình Hưng Hòa, các kho ở khu vực bến Bình Đông, và trong đó có các bãi chôn rác. Vậy làm thế nào để tái sinh các bãi rác này thành các công trình hữu ích khác, quả là một bài toán rất nan giải và đối mặt với thách thức. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Quản lý thuế thương mại điện tử: Chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ: Những ngày gần đây, câu chuyện một cá nhân kinh doanh theo phương thức tiếp thị liên kết (affiliate) thực nhận 1,8 tỷ đồng, nhưng nợ thuế tới 5,1 tỷ đồng, đang gây xôn xao trong cộng đồng những người làm tiếp thị liên kết nói riêng và kinh doanh trên nền tảng TMĐT nói chung. Tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành cụm từ quen thuộc trong mấy năm trở lại đây. Song cho đến nay ngành thuế vẫn loay hoay vì môi trường mạng quá phức tạp. (Thanh Lâm)

- Chiến lược của Trung Quốc với châu Âu: Liên tục những cuộc gặp gỡ trao đổi gần đây của lãnh đạo Trung Quốc với châu Âu, Nga cho thấy Bắc Kinh đang chủ động thực hiện các toan tính của mình. Thế nhưng đang phải đương đầu với nhiều vấn đề trong nước, liệu sức ép từ bên ngoài có đủ lớn để Trung Quốc điều chỉnh chiến lược của mình? (TS. Võ Đình Trí)

- Vàng đang bị thao túng?: Khác với 3 kênh đầu tư/đầu cơ khác là chứng khoán, bất động sản (BĐS) và ngoại tệ, vàng không có vai trò huy động vốn như chứng khoán, không phải một nhu cầu thiết yếu “an cư lạc nghiệp” như BĐS, và cũng không có chức năng thanh toán quốc tế như ngoại tệ. Vàng thuần túy là một loại tài sản tích trữ, và gần như không mang lại lợi ích nào cho phát triển kinh tế. (Nguyễn Đức Hùng Linh, chuyên gia Kinh tế - Tài chính, người sáng lập Think Future Consultancy)

- Ai thao túng thị trường vàng?: Tính đến thời điểm cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức 7 phiên đấu thầu vàng miếng SJC, trong đó có 3 phiên bị hủy do không có đủ số lượng thành viên tham gia, 4 phiên còn lại thành công với tổng khối lượng trúng thầu 27.200 lượng vàng SJC. Một vấn đề được đặt ra là tại sao cung vàng bơm ra, nhưng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục thất thường và không hạ nhiệt. Vậy cầu vàng có phải từ người dân quá lớn, hay có bàn tay nào đang thao túng thị trường vàng? (TS. Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TPHCM)

- Quản thị trường vàng mệnh lệnh hành chính hay cơ chế thị trường: “Trị" chênh lệch giá vàng không chỉ dựa vào việc nhập khẩu vàng để bình ổn giá, thậm chí nhập khẩu ồ ạt có thể đi chệch mục tiêu và gây lãng phí nguồn lực dự trữ quốc gia. Quản lý thị trường vàng phải để nó vận hành theo cơ chế thị trường, chứ không thể bằng công cụ hành chính hay mệnh lệnh. (Linh Lan)

- Nhu cầu là có thật, nhưng không thể gây sốt: Chênh lệch giá vàng miếng SJC so với thế giới cuối tuần qua là 15-16 triệu đồng/lượng, dù đã hạ nhưng là một mức chênh không tưởng khiến nhu cầu mua vàng liên tục sục sôi. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là chênh lệch giá vàng do cầu vượt cung hay vì một lý do nào khác? (Yên Lam)

- Giải ngân đầu tư công vẫn chậm trễ do vướng quy định: Câu chuyện chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công ở các địa phương không phải mới khi trung ương thúc giục. Trong khi đó, ở các địa phương cho rằng do những vướng mắc về mặt quy định, chính sách chưa được tháo gỡ. (Hoàng Sơn)

- Đầu tư công cần tinh thần “vượt nắng thắng mưa”: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược. Và để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ, đầu tư công phải mang tinh thần “3 ca 4 kíp”, “vượt nắng thắng mưa” mới hy vọng giải quyết nhanh các tình huống phát sinh. (Tri Nhân)

- TPHCM hơn 1.000ha đất bỏ hoang vì vướng luật: Dự kiến tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, sẽ xem xét và thông qua tờ trình của Chính phủ về việc cho phép Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, thay vì 1-1-2024. Nếu được thông qua, Luật Đất đai 2024 sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc quản lý, sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM. (Đỗ Trà Giang)

- Ngân hàng vẫn hút vốn, nhưng vốn chảy vào đâu?: Xu hướng tăng lãi suất huy động của các ngân hàng (NH) vẫn đang tiếp diễn từ nửa cuối tháng 3 đến nay. Cùng lúc, một số NH bắt đầu phát hành quy mô lớn ở kênh chứng chỉ tiền gửi, kênh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Việc các NH khuấy động trở lại các kênh huy động vốn cho thấy hiện tượng thừa tiền đang dần hạ nhiệt, nhưng liệu tiền có vào nền kinh tế? Hiện tại áp lực tỷ giá chưa giảm nhiều, dự báo trong giai đoạn tiếp theo, NHNN vẫn sẽ tiếp tục các bước điều chỉnh linh hoạt, theo sát diễn biến thị trường và công cụ lãi suất sẽ được sử dụng nhằm ổn định tỷ giá. (Cát Tường)

- PNJ hưởng lợi nhờ “đầu cơ” vàng?: Trong khi mảng kinh doanh chính là bán lẻ trang sức đi ngang do sức mua giảm, thì mảng vàng miếng của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) lại tăng mạnh. Phải chăng PNJ đã biết tận dụng “đầu cơ” nhờ “cơn sốt” giá vàng trong nước? (Kim Giang)

- Đường đua xe bay huyền ảo (Nhã Trúc)

- Mô hình “y tế tận nhà” (Minh Khang)

- Duyên nợ người tình trăm năm: Nhạc sĩ Đức Huy ở tuổi 77 vừa tổ chức live show “Những gì đến tự nhiên” tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Công chúng được nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Đức Huy qua hành trình sáng tác hơn nửa thế kỷ, như “Người tình trăm năm”, “Và tôi cũng yêu em”, “Bay đi cánh chim biển”, “Như đã dấu yêu”, “Trái tim ngục tù”, “Đường xa ướt mưa”, “Và con tim đã vui trở lại”… (Tuy Hòa)

- Chu du đến thảo nguyên vô tận Mông Cổ: Hoang dã, kỳ bí của vùng thảo nguyên mênh mông lọt thỏm giữa sa mạc Gobi rộng lớn, cùng với nét văn hóa du mục có bề dày hơn 2.000 năm lịch sử, đất nước Mông Cổ quả thật là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ. Người ta nói “Vó ngựa thảo nguyên” Mông Cổ, nghĩa là khi leo lên lưng ngựa rong ruổi mãi không đến điểm dừng, bởi thảo nguyên vô tận trải rộng 1,2 - 1,5 triệu km². Với địa hình đa dạng từ sa mạc khô cằn đến trùng điệp núi cao, từ thảo nguyên bát ngát đến hồ nước sâu lắng, khí hậu biến đổi từ siêu lạnh ở vùng Bắc trong mùa đông dai dẳng và mát mẻ khi mùa hè ngắn ngủi đến. (Fahoka Xê Dịch)

- Môi trường đầu tư của Việt Nam đang được cải thiện: Môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện, và phía Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nhằm tạo môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp hai nước. Hiện nay Hoa Kỳ là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Và PCI là một trong những công cụ kích thích dòng vốn đầu tư, vì nhà đầu tư có thể thấy tỉnh nào đang có ưu thế nhất trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển. Minh bạch và có trách nhiệm thông qua PCI, là tất cả những điều các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ muốn biết khi họ xem xét quyết định đầu tư ở một địa phương tại Việt Nam. (Marc e. Knapper, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam)

- “Quốc hữu hóa” các tài sản thời chiến: Hàng trăm ngàn người Ukraine đã phải bỏ lại nhà cửa, căn hộ, cửa hàng, vườn tược và ruộng đồng khi chạy trốn khỏi cuộc tiến quân của Nga. Nga cũng nhanh chóng phân phối những tài sản không bị hư hại cho người dân của mình, và điều này đang tạo ra một thị trường bất động sản rối rắm. (Vĩnh Cẩm)

- Andrei Belousov - Thuyền trưởng mới cho “con tàu” quân sự Nga: Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ năm của mình với một sự thay đổi hiếm hoi trong chính phủ: Thay đổi tân Bộ trưởng Quốc phòng Andrei Belousov. Theo các nhà phân tích, việc thay thế này có thể để chèo chống cho chiến dịch quân sự kéo dài và ngày càng tốn kém tại Ukraine. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác