- Mở rộng cửa vay tiêu dùng?: Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, việc sửa Thông tư 12/2024/TT-NHNN đã tháo bỏ những điều kiện tương đối chặt chẽ trước đây, nhằm giúp người đi vay, kể cả doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân được vay vốn đơn giản, thuận lợi hơn. Liệu mở điều kiện như vậy có lỏng lẻo không? Lãnh đạo NHNN khẳng định, quy định này không phải lỏng lẻo mà phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, cũng như quan điểm đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen của NHNN. Khi cho vay những khoản này, tổ chức tín dụng chỉ cần có thông tin tối thiểu về mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
- Đường trên cao, giải pháp khả thi cho TPHCM: Trong tháng 7-2024, TPHCM ghi nhận cùng lúc hai đề xuất về đường trên cao của hai đơn vị, một của nhà nước và một của tư nhân. Bởi trong kế hoạch phát triển giao thông ở TPHCM từ nay tới năm 2030, Sở Giao thông-Vận tải (GTVT) đề xuất ưu tiên triển khai dự án đường trên cao theo trục Trường Chinh - Cộng Hòa ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất. Việc xây dựng các tuyến đường trên cao gợi ý cho TP một cách tiếp cận khác (không mới), là có thể có những tuyến không cần thiết phải làm Metro, không phải làm hầm chui. Đó là hướng đi mới rất khả thi, không chỉ tiết kiệm mà còn đẩy nhanh tốc độ thi công và phù hợp với bối cảnh TPHCM hiện nay. (TS. Nguyễn Minh)
- Những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu: Nếu ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhiệm kỳ thứ hai của ông có thể dẫn đến sự bất ổn chính sách gia tăng. Lạm phát dai dẳng vẫn là mối lo ngại không chỉ ở Mỹ mà còn ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, vẫn có thể tự tin các biện pháp kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ ổn định nền kinh tế, giúp họ đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay. Từ đó Fed đủ tự tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất dần vào cuối năm 2024 đến năm 2025, hỗ trợ đà tăng trưởng của nước Mỹ. (Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường UOB)
- Chưa đến mức “căng” phải “quay xe” với lãi suất USD 0%: Hiện tại chưa có dấu hiệu nào “căng” đến mức để chúng ta phải “quay xe” trong việc áp dụng quy định trần lãi suất tiền gửi USD 0%/năm, và “lùi thời gian trong quá trình chống đô la hóa”. Để chính sách lãi suất tiền gửi USD 0% là trụ cột chính của chủ trương chống đô la hóa, như trên đã nói cần kiên định trong lộ trình thực hiện. Và nhất quán coi chính sách này là công cụ hỗ trợ tích cực cho ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá và kinh tế vĩ mô. Đồng thời cần thực thi tổng thể các chính sách giảm sự "hấp dẫn" của việc nắm giữ đồng USD qua ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, từ đó nâng cao vị thế của VNĐ. (Trần Thọ Đạt, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia)
- Lãi suất USD 0% có còn hợp lý?: Trong 2 tuần gần đây tôi nhận được nhiều câu hỏi về câu chuyện lãi suất USD ở mức 0% trong nhiều năm qua ở các ngân hàng (NH). Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên tôi được hỏi như vậy, mà là vì chuyện này đã được NHNN “mổ xẻ”. Bản thân chính sách giữ lãi suất USD 0% được xem là một cấu phần trong bộ công cụ chống đô la hóa nền kinh tế. Thế nhưng, liệu rằng chính sách của NHNN đang hợp lý, và liệu các nước khác có làm như vậy để tránh đô la hóa không? (TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Briston Vương quốc Anh)
- Lãi suất tiền gửi USD 0% chấp nhận bài toán đánh đổi lợi ích: Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ nguyên chính sách áp dụng trần lãi suất tiền gửi USD mức 0% như hiện nay, trong ngắn hạn có thể khiến việc điều hành tỷ giá gặp một số khó khăn nhất định, song đổi lại sẽ giữ được ổn định trong trung hạn. Ở đây có thể thấy có một sự đánh đổi giữa những lợi ích trong ngắn hạn với những lợi ích trong trung, dài hạn. NHNN muốn thực thi một chính sách linh hoạt trong ngắn hạn, nhưng vẫn giữ được tính nhất quán trong dài hạn với mục tiêu cuối cùng là chống “đô la hóa” trong nền kinh tế. (TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính - Học viện Tài chính)
- Khi dự trữ ngoại hối mạnh mới thay đổi chính sách USD 0%: Để chống “đô la hóa” nền kinh tế, NHNN đã áp dụng nhiều chính sách, trong đó có chính sách lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân ở mức 0%/năm. Tuy nhiên, các năm qua cũng có một số đề xuất ngược chiều, vậy nên tiếp tục duy trì hay nên thay đổi? Khi nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, NHNN hoàn toàn có thể can thiệp được thị trường tiền tệ và tỷ giá, lúc đó có thể cho phép người dân gửi tiết kiệm USD với lãi suất trên 0%. (PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Nâng trần lãi suất USD, tạo sức hấp dẫn môi trường đầu tư: Nếu NHNN thay đổi chính sách đang áp dụng đối với tiền gửi USD hiện nay, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam nói riêng và các DN đầu tư nước ngoài (FDI) nói chung, từ đó tạo ra sự hấp dẫn của môi trường đầu tư hơn. Hy vọng NHNN sẽ cân nhắc về lãi suất USD để có thể tận dụng được nguồn tiền USD các nhà đầu tư Hàn Quốc, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nói chung đang gửi tại các NH Việt Nam, qua đó cũng giúp giảm bớt áp lực cho DN FDI. (Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - KOCHAM)
- Phải tính đến “nền kinh tế nước mặn” ở ĐBSCL: Theo Báo Khmer Times, Thủ tướng Campuchia tuyên bố sẽ khởi công dự án kênh đào Phù Nam Techno trong tháng 8, thay vì năm 2025 như dự tính ban đầu. Trong các ý kiến của chuyên gia, có một ý kiến rất đáng quan tâm của PGS.TS Lê Tuấn Anh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng đã đến lúc cần phải chủ động xây dựng các mô hình “thuận thiên”, xây dựng “nền nông nghiệp nước mặn”, nhằm giúp các địa phương, người dân “sống cùng hạn mặn”. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Giám đốc mạng lưới phát triển đô thị bền vững châu Á tại Việt Nam)
- Áp dụng mã định danh thửa đất: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai, thiết nghĩ cũng nên tạo mã định danh (ID) cho thửa đất, một loại tài sản gắn liền với đất. ID của thửa đất được lưu trong hồ sơ giấy (như bản đồ địa chính qua các thời kỳ, bản trích đo, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai), hoặc trong CSDL đất đai. Có nghĩa cho dù thửa đất không tồn tại thì mã định danh vẫn còn lưu và có thể tra cứu, khôi phục. (Trần Đức Thuận)
- Tỷ giá có còn “sóng” cuối năm?: VNĐ đến nay vẫn mất giá 4,4%, dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sử dụng nhiều biện pháp như phát hành tín phiếu điều tiết lượng tiền VNĐ dư thừa, hạn chế các yếu tố gia tăng áp lực lên tỷ giá, và bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường. Mặc dù vẫn kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất, làm giảm áp lực đối với tỷ giá tại Việt Nam, song áp lực tỷ giá có thể đến đầu năm 2025 mới được hóa giải. (Đỗ Linh)
- FRT đối mặt rủi ro vì tham vọng quá lớn: Những sự cố liên quan đến các điểm tiêm chủng FPT Long Châu, khiến cho nhiều cổ đông quan ngại về quyết định dồn toàn lực của CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (mã FRT trên HoSE). (Kim Giang)
- Cứu bất động sản phải giải bài toán cung - cầu: Qua phân tích các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường bất động sản (BĐS), bên cạnh những mặt tích cực cũng bộc lộ nhiều yếu kém. Do vậy vấn đề hiện nay, nếu muốn cứu BĐS phải giải cho được bài toán cung - cầu. (Đỗ Trà Giang)
- Ngành du lịch vẫn bỏ ngỏ thị trường tiềm năng: Nửa đầu năm 2024, ngành du lịch đã có bước phục hồi tích cực, khi lượng khách quốc tế đã vượt giai đoạn cùng kỳ trước dịch. Với kết quả này mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách trong năm nay là khả thi. Song phía sau những con số đẹp vẫn còn không ít vấn đề. (Thanh Lâm)
- Sản phẩm du lịch thừa mà thiếu: Nếu như ở khâu xúc tiến du lịch, toàn ngành vẫn còn bỏ ngỏ nhiều thị trường tiềm năng, thì tại các địa phương lại đang rơi vào cảnh khủng hoảng thừa sản phẩm du lịch trên cuộc đua thu hút khách quốc tế và nội địa. (Đức Mạnh)
- Giá thép vẫn khó tăng trong nửa cuối năm: Với xu hướng giảm liên tục kể từ đầu năm đến nay, giá thép cuộn cán nóng và thép thanh vằn ở Trung Quốc trong tháng 7-2024, hầu như giao dịch thấp hơn gần 50 USD/tấn so với giá vốn sản xuất trung bình của các nhà máy. Tính đến ngày 24-7-2024, giá thép cuộn cán nóng và thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải giao dịch lần lượt quanh mức 497 USD/tấn và 472 USD/tấn, tương ứng giảm 12,6% và 15,2% so với đầu năm. (Phạm Tuấn)
- “Bản giao hưởng mùa thu” cùng Sheraton Saigon Grand Opera Hotel (Phương Hằng)
- Kỷ nguyên AI của Samsung (Nhã Trúc)
- Sông Gianh biến dạng, làng quê biến mất: Dọc sông Gianh, từ huyện Quảng Trạch lên huyện Tuyên Hóa, 2 bên sông có nhiều rặng núi đá vôi hùng vĩ, đã trở thành điểm nhấn cảnh quan của con sông này bao đời nay. Tuy nhiên, những cái tên như núi Lèn Bảng, Lèn Trổ, Lèn Na… đang bị xóa sổ để nhường cho những công trường khai thác mỏ đá xây dựng. Hàng triệu năm hình thành cảnh quan sông Gianh đã bị biến dạng vĩnh viễn. (Minh Phong)
- Zurich - thành phố đáng sống nhất thế giới: Zurich là thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ - đất nước nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên trù phú đẹp như tranh vẽ khiến bao người ao ước được đặt chân đến đây. Không chỉ thu hút du lịch trong và ngoài nước, Zurich còn được đánh giá là một trong những thành phố đáng sống nhất thế giới. (Ngọc Quyên)
- Các nhà băng toàn cầu “hụt chân” vì AI: Trí tuệ nhân tạo (AI) hứa hẹn sẽ giúp các ngân hàng (NH) giảm bớt giấy tờ, cải thiện mạnh lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế AI không phải chỉ toàn là “màu hồng” như kỳ vọng của NH, nhất là các NH nhỏ, yếu kém. (Vinh Trang)
- Bóng hồng gốc Việt vinh danh trên đất Mỹ: Trong những thập niên gần đây, cộng đồng người Mỹ gốc châu Á đã trở thành một lực lượng ngày càng có ảnh hưởng trên chính trường Mỹ. Trong số những người phụ nữ gốc Việt đang dẫn đầu phong trào này, bà Van-Ton-Quinlivan là cái tên nổi bật. (Yên Huỳnh)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM