Đón đọc ĐTTC số 249 phát hành ngày 12-8

(ĐTTCO) - Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 249 phát hành ngày 12-8 với nhiều chuyên mục hấp dẫn. 

aBia.jpg

- 6 tiêu chí đáp ứng nền kinh tế thị trường: Bộ Thương mại Mỹ không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường (KTTT) bởi 6 tiêu chí. Thứ nhất, về mức độ chuyển đổi của đồng tiền. Thứ hai, vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thứ ba, mức độ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào các hoạt động kinh tế. Thứ tư, về vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân. Thứ năm, về tiêu chí Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả. Thứ sáu các yếu tố khác. Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc duy trì một môi trường kinh doanh cởi mở, minh bạch và hấp dẫn cho các đối tác quốc tế.

- NoXH cho thuê có là giải pháp hợp lý?: Ngày 28-7, ông Nguyễn Xuân Hùng, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) thông báo, TLĐLĐ sẽ đứng ra xây nhà ở cho công nhân thuê. Liệu rằng giải pháp này có hợp lý với bối cảnh hiện nay? (Nguyễn Minh)

- NHTW đang trở thành “con tin” sau “Ngày thứ 2 đen tối”?: Tuần vừa qua, thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua một “Ngày thứ 2 đen tối”, khi thị trường chứng khoán Nhật giảm 12%, mức giảm mạnh nhất kể từ sau vụ đổ vỡ vào “Ngày thứ 2 đen tối” năm 1987. Sự hoảng loạn ở thị trường ngoại hối lan nhanh sang chứng khoán. Các quỹ nước ngoài giảm rủi ro bằng cách bán cổ phiếu Nhật, nhưng áp lực bán quá lớn đã biến giao dịch “giảm rủi ro” thành “hoảng loạn tháo chạy”. Khi giá cổ phiếu lao dốc, các nhà đầu tư đang thua lỗ bị ép phải tăng ký quỹ (margin call) để giữ danh mục hoặc phải bán tháo vị thế. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Nhật Bản dẫn đầu các thị trường ở châu Á sụt giảm mạnh, một số thị trường phải liên tục dừng giao dịch vì biến động lớn. (Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Vương quốc Anh)

- Khi Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền KTTT: Sẽ là động lực để nỗ lực hơn nữa: Việc Mỹ không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường (KTTT) không phải do nước ta chưa có nền KTTT, mà vì nhiều lý do khác. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ tích cực của vấn đề, đây sẽ là động lực cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp (DN) nỗ lực nhiều hơn nữa. Theo tôi việc Mỹ chưa công nhận nước ta có nền KTTT không phải do nước ta chưa có nền KTTT, mà chủ yếu do sức ép của một số nhóm lợi ích, không muốn hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa của họ, và muốn sử dụng công cụ phi thị trường để gây sức ép đối với Việt Nam. (TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ)

- Doanh nghiệp Việt hãy cẩn trọng các vụ kiện: Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (KTTT) sẽ có tác động lớn đến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) tại Mỹ, như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, chống lẩn tránh xuất xứ. (LS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law)

- Tiếp tục đeo đuổi để công nhận nền KTTT: Hiện 73 nước đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường (KTTT), trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand... Nhưng Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam lại chưa công nhận Việt Nam là một nền KTTT. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần lập Tổ công tác trực thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, nhằm tập hợp các cơ quan, ban ngành trung ương có liên quan đến các tiêu chí để Mỹ công nhận là nền KTTT. (PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia TPHCM (thuộc Trường ĐH Kinh tế - Luật)

- Kinh tế thị trường của Việt Nam: Xu thế không thể đảo ngược: Còn nhớ cách đây gần chục năm trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - người đã từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam và sau này lại trở thành “cầu nối” vun đắp cho mối quan hệ Việt - Mỹ, trong một chuyến công cán đến Hà Nội đã nhận xét rằng, Việt Nam đã và đang “thay đổi nhiều quá”, một nền kinh tế đã tạo ra “niềm hứng khởi”. Cũng từ thời điểm đó, Việt Nam đã đề nghị phía Mỹ xem xét Việt Nam là một nền kinh tế thị trường (KTTT) và được rất nhiều người Mỹ ủng hộ. (Thanh Hà)

- Kinh tế TP Hồ Chí Minh phục hồi chưa vững chắc: Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) và Cục Thống kê TPHCM, tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của TPHCM vẫn đang phục hồi, tiệm tiến về mức xu hướng tiềm năng. Song để đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024, TPHCM cần quyết liệt hơn với các giải pháp thúc đẩy tổng cầu trong 6 tháng cuối năm 2024, và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. (Thiên Minh)

- Hệ lụy chờ bảng giá đất mới: Cho đến thời điểm này, Dự thảo bảng giá đất mới trên địa bàn TPHCM vẫn chưa ngã ngũ thời điểm áp dụng, bởi một loạt phát sinh ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người dân vì giá tăng quá cao ở tất cả các con đường, các quận huyện, nhất là người dân lâu nay có đất bị quy hoạch treo nếu sắp tới được “tháo treo”. (Đỗ Trà Giang)

- Cần chính sách đột phá nhà trên kênh rạch: TPHCM rất muốn giải quyết nhanh và dứt điểm nhà ven và trên kênh rạch, nhưng hiện còn quá nhiều nút thắt, rào cản khiến cho chương trình có ý nghĩa này không có nhiều tiến triển. Từ dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Tân Hóa - Lò Gốm cho thấy, nhiều hộ gia đình được bố trí vào chung cư, chỉ một thời gian ngắn là họ sang nhượng để chuyển đi nơi khác, có không ít hộ lại tạo lập ra một căn nhà trên kênh rạch ở một chỗ nào đó trên những tuyến kênh rạch của TPHCM. Do vậy, TPHCM cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn mới có thể giải quyết dứt điểm tình trạng nhà ở trên kênh rạch. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Nợ xấu nhà băng đang dâng lên: Các ngân hàng (NH) đang lần lượt công bố báo cáo tài chính quý II-2024. Qua nửa đầu năm, lợi nhuận của ngành này vẫn có nhiều điểm sáng dù tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm khá chông gai. Tuy nhiên, riêng vấn đề nợ xấu, ngành NH vẫn đang đối mặt xu hướng gia tăng chưa thấy hồi kết. (Cát Tường)

- HBC kết thúc buồn sau 18 năm trên sàn HoSE: Sự “u ám” của ngành bất động sản, vô tình đẩy CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vào tình cảnh cực kỳ khó khăn, thậm chí bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HoSE từ ngày 5-9. (Kim Giang)

- Vì sao chứng khoán phái sinh tăng trưởng vượt trội?: Sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh (CKPS) được vận hành liên tục, ổn định và đạt nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý, thị trường có bước tăng trưởng rất tốt và ổn định, giao dịch sôi động và thu hút ngày càng nhiều NĐT. (Ngọc Hải)

- Giá phân bón liệu có ổn định?: Sau khi lập đỉnh cao vào quý III-2022, giá khí đốt tự nhiên nằm trong xu hướng giảm liên tục và duy trì mặt bằng giá thấp suốt từ đầu năm 2023 đến nay. Từ đó, kéo theo giá phân bón thế giới giảm và góp phần ổn định mức lạm phát toàn cầu. (Phạm Tuấn)

- Khám phá thế giới ngày lập thu (Nhã Trúc)

- Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: Niềm riêng phía những ánh sao đêm: Một số chương trình biểu diễn và triển lãm đang được chuẩn bị tại TPHCM và Đà Nẵng để kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, một trong những nhân vật tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Tên tuổi của ông gắn liền với những ca khúc quen thuộc công chúng nhiều thế hệ. (Lê Thiếu Nhơn)

- Busan - thành phố cảng lớn nhất Hàn Quốc: Busan, thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp pha trộn giữa nét văn hóa truyền thống và nhịp sống hiện đại, là điểm đến vô cùng thu hút khách du lịch, bởi nơi đây có nếp sống nhộn nhịp bên cạnh bờ biển yên ả. Với hệ thống giao thông công cộng phát triển và bầu không khí trong lành, các dịch vụ vô cùng tiện nghi, Busan là một sự lựa chọn hoàn hảo cho kỳ nghỉ mát bên người thân và gia đình. (Ngọc Quyên)

- Xung đột Iran - Israel và hậu quả kinh tế Trung Đông: Các vụ ám sát gần đây đối với nhà lãnh đạo chính trị Hamas và chỉ huy Hezbollah, đã đưa 2 cường quốc khu vực Iran và Israel tiến gần hơn đến một cuộc đối đầu toàn diện, đe dọa tàn phá nền kinh tế khu vực và cả thế giới. (Vĩnh Cẩm)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác