
- Tín dụng bứt tốc, áp lực thanh khoản: TTTD trong nửa đầu năm là bước chạy đà cho mục tiêu TTTD 16% cả năm 2025. Và ước tính năm nay hệ thống NH có thể bơm thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế, cao hơn đáng kể so với mức 2,1 triệu tỷ đồng của năm 2024. Việc NHNN phân bổ sớm chỉ tiêu tín dụng ngay từ cuối năm 2024, đã giúp các NH chủ động hơn trong cân đối vốn và kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng tín dụng nhanh cũng đang tạo sức ép lên nguồn vốn đầu vào và thanh khoản của hệ thống.
- Xã hội số: Bước đi tất yếu hay chọn lọc?: Khoảng 5 năm trở lại đây, các nước phát triển xuất hiện một diễn đàn có sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, chính khách, người dân, thảo luận về hệ quả tiêu cực xã hội số (XHS). Câu hỏi đặt ra là chuyển đổi sang XHS là chuyển đổi về công nghệ kỹ thuật, hay chuyển đổi cả về văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán và tâm linh? (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Báo chí chính thống và ứng xử thời đại số: Trong kỷ nguyên công nghệ, chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu của nhịp sống văn minh. Mọi ngành và mọi nghề đều chuyển đổi số, và báo chí cũng không thể đứng ngoài cuộc. Nhưng khi chuyển đổi số tạo ra một nền tảng cộng đồng mới, giá trị báo chí dựa vào đâu để tiếp tục phát triển? Câu trả lời không thể trực tiếp trông cậy ở thuật toán tinh vi nào, mà nằm ở thái độ ứng xử của từng cơ quan báo chí, của từng sản phẩm báo chí. (Lê Thiếu Nhơn)
- Tín dụng tăng, áp lực tỷ giá và lạm phát: Tăng trưởng tín dụng (TTTD) nửa đầu năm 2025 ghi nhận con số "bùng nổ" gần 10%, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2024. Việc tín dụng tăng mạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là điều tích cực, song cũng có những lo ngại về áp lực tỷ giá và lạm phát khi cung tiền mở rộng. NHNN cần tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và giám sát chủ động bằng công nghệ để phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo an toàn hệ thống nhưng vẫn tạo dư địa cho các NH có năng lực phát triển. (PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
- Thúc đẩy tín dụng, phải chảy đúng chỗ: Trong nửa đầu năm 2025, những tín hiệu tích cực từ thị trường tín dụng cho thấy dòng chảy vốn đang được khơi thông mạnh mẽ, nhằm tạo đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Song đằng sau những con số bứt phá ấy, vẫn là những câu chuyện đầy trăn trở về sự cân bằng giữa tốc độ và độ bền, giữa cơ hội và rủi ro của hệ thống ngân hàng (NH) hiện nay. (Thiên Minh)
- Kích hoạt và kiểm soát dòng tiền: Số liệu tăng trưởng tín dụng (TTTD) tính đến hết tháng 6 cho thấy dòng chảy vốn của nền kinh tế đang sôi động trở lại. Tốc độ lưu chuyển tín dụng cho thấy chính sách tín dụng đang được sử dụng như một đòn bẩy để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025. TTTD đang trở thành “liều thuốc kích thích” cần thiết để đưa kinh tế Việt Nam vượt khó khăn, hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 8%. Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng về lượng không đi kèm cải thiện về chất, nguy cơ nợ xấu và mất cân đối vĩ mô sẽ tái hiện. (Nguyễn Tiến Mạnh)
- “Điểm nghẽn” thể chế đang dần được gỡ bỏ: Đất nước đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, cần có những con người với tư duy mới, nhận thức mới về thời cuộc, về những thay đổi vô tiền khoáng hậu trong thế giới ngày nay, kể cả so với khi nước ta bắt đầu Đổi mới cách đây gần 40 năm, hay khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cách đây gần 20 năm. Từ đó để hiểu nước ta đang ở đâu, đang đứng trước những vận hội, thách thức gì và cần phài làm gì, làm như thế nào để vươn lên thật mạnh, thật hiệu quả trong những năm tới. (Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế)
- Cần tuyên truyền mạnh khi chính sách thay đổi: Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ trong vòng 2 tháng gần đây, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thuế, hóa đơn, thủ tục hành chính… Thậm chí, có không ít vướng mắc liên quan tới cả các văn bản pháp luật vừa mới được ban hành có hiệu lực trong năm 2025. (Lưu Thủy)
- Tái cấu trúc tổng cầu, tăng trưởng cao bền vững: Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và bền vững trong những thập niên tới, các thành tố trong tổng cầu của nền kinh tế cần được duy trì tăng trưởng một cách bền vững. Tái cấu trúc cơ cấu đầu tư theo hướng đầu tư tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, chất lượng hơn trong tổng đầu tư của nền kinh tế, là chìa khóa để đảm bảo tăng trưởng tổng cầu và tăng trưởng GDP một cách bền vững. (TS. Lê Duy Bình, Economica Vietnam)
- Định hình lợi thế mới trong thu hút FDI: Với vị trí địa kinh tế chiến lược, kết nối thuận lợi với các thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút hơn 21,5 tỷ USD vốn FDI, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh khu vực ngày càng gay gắt, các lợi thế truyền thống đang dần thu hẹp, Việt Nam cần chủ động kiến tạo lợi thế mới, hướng đến nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. (TS. Huỳnh Thanh Điền)
- Hãy cân nhắc, đừng vội xóa tên thương hiệu hàng hóa: Sau khi giảm từ 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành xuống còn 34, thì có 29 tỉnh, thành hoặc bị mất tên hành chính trên bản đồ, hoặc hạ xuống cấp xã, phường. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ sở dịch vụ công lập và doanh nghiệp, dịch vụ tư nhân, cũng như hàng hóa tính đến chuyển đổi tên để thuận tiện cho giao dịch, cũng như tiện cho các hoạt động kết nối, giao nhận hàng hóa. (Nguyễn Minh)
- Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 chưa mang tính thị trường: Khi xem xét kỹ Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 24 cho thấy vẫn còn tư duy hành chính - bao cấp, tức vẫn còn lấn át tư duy thị trường có sự kiến tạo, đồng hành và kiểm soát của Nhà nước để đạt yêu cầu cải cách thể chế thị trường vàng. Các thay đổi chủ yếu mang tính kỹ thuật, như bổ sung đối tượng sản xuất vàng miếng, quy định vốn điều lệ... Trong khi chưa đụng đến những điểm nghẽn lớn như độc quyền, sự chồng chéo trong điều hành, hay thiếu công cụ thị trường như sàn giao dịch vàng, tư duy “giấy phép con” vẫn tồn tại, và thị trường vàng trang sức đang bị bỏ quên. (PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế)
- Cổ phiếu nhà băng chưa thoát “ám ảnh” nợ xấu: Dòng vốn giá rẻ từ ngân hàng (NH) đang từng bước giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo nên áp lực cho các NH, khi vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhưng không làm gia tăng nợ xấu. (Kim Giang)
- Vì sao giá bất động sản vẫn không giảm?: Mặc dù thị trường bất động sản (BĐS) của TPHCM và cả nước vẫn trong giai đoạn khó khăn, nhưng giá BĐS vẫn giữ ở mức cao. Thậm chí ở thời điểm ảm đạm này, vẫn có những dự án “siêu giá” được tung ra thị trường. (Đỗ Trà Giang)
- Kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên: Bộn bề, ngổn ngang: Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được kỳ vọng sẽ là trục thoát nước chính cho TPHCM, góp phần chỉnh trang đô thị, giảm ngập và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, giữa tháng 7 này, ĐTTC ghi nhận tại công trường cho thấy thực trạng còn nhiều bộn bề, thi công dở dang, khiến người dân hai bên kênh sống trong cảnh bụi bặm, ngột ngạt suốt nhiều năm chờ đợi. (Đình Dư)
- Du lịch kỳ vọng sau sáp nhập tỉnh, thành: Việc sáp nhập các tỉnh, thành được đánh giá sẽ tạo ra cơ hội lớn cho du lịch của nhiều địa phương, thậm chí một số nơi có thể cạnh tranh “sòng phẳng” với những thành phố du lịch lớn trong khu vực. (Thanh Lâm)
- Xuất khẩu chủ động trước biến động: Những tháng cuối năm, dù tình hình có thể biến động nhưng doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đều kỳ vọng có thể về đích đúng hẹn với kế hoạch, nhất là trong bối cảnh các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản đều ghi nhận kết quả khả quan sau nửa năm. (Thanh Dung)
- Món quà trải nghiệm thường ngày mùa hè (Nhã Trúc)
- Nguyệt Lộc Viên: món quà trăng rằm từ khu vườn JW (Phương Hằng)
- Duyên tình người chơi tranh và vẽ tranh: Người chơi tranh và người vẽ tranh đôi khi hình thành quan hệ đặc biệt, như trường hợp TS. Nguyễn Sỹ Dũng và họa sĩ Phạm Lực đã làm “anh em kết nghĩa”. Cuốn sách “Cây cọ được Chúa cầm tay” của TS. Nguyễn Sỹ Dũng là thái độ tri ân được người chơi tranh dành cho người vẽ tranh. (Tuy Hòa)
- Vienna: Thánh địa âm nhạc cổ điển: Thủ đô nước Áo luôn có mặt trong danh sách những thành phố đáng sống nhất thế giới, nhờ sự giao thoa hài hòa của văn hóa, kinh tế, chất lượng cuộc sống, thiên nhiên, nghệ thuật, lịch sử và kiến trúc. Vienna là chốn thăng hoa của những tâm hồn nghệ sĩ, là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều thiên tài kiệt xuất cho nền âm nhạc cổ điển. (Ngọc Quyên)
- G20 liệu gỡ được nút thắt thương mại của ông Trump?: Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 đã khai mạc ngày 17-7 tại Nam Phi. Đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Phi chủ trì G20, mang đến diễn đàn toàn cầu những ưu tiên bức thiết của lục địa đen. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hội nghị khó đạt đột phá, đặc biệt là với các vấn đề nóng về thương mại và thuế quan đang phủ bóng kinh tế thế giới. (Vinh Trang)
- Archita Phukan: Nạn nhân của AI Deepfake: Babydoll Archi, một cô gái tưởng chừng vô danh tại Ấn Độ, bỗng nổi như cồn trên mạng xã hội, có cả tích xanh, hàng triệu người theo dõi, rồi cuối cùng người ta phát hiện cô chưa bao giờ thực sự xuất hiện. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM