Nhiều nhận định cho rằng, tâm lý tiêu cực do việc bán ròng của khối ngoại liên tục trong thời gian qua và không có dấu hiệu phục hồi. ĐTTC ghi nhận quan điểm của ông TRẦN VĂN DŨNG, Chủ tịch UBCKNN.
Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn
Diễn biến TTCK Việt Nam thời gian qua chịu ảnh hưởng chung của TTCK thế giới. Hầu hết các TTCK trên thế giới đều đã điều chỉnh từ tháng 1 khi có những dấu hiệu của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) sẽ tăng lãi suất. Tính đến nay những thị trường lớn như Hoa Kỳ điều chỉnh một phần, TTCK châu Âu điều chỉnh không nhiều, châu Á trong đó có thị trường Nhật Bản điều chỉnh mạnh và hiện so với tháng 1 mất 6-7%.
Trong bối cảnh đó, TTCK Việt Nam có những điều chỉnh là lẽ đương nhiên, bởi năm 2017 tăng nhanh nhất thế giới và mức độ điều chỉnh chậm hơn (cuối tháng 4).
Giao dịch của NĐT ngoại chủ yếu mua và nắm giữ. Trên thị trường trái phiếu, từ đầu năm đến tháng 4 giảm, trong khi lãi suất trên thị trường quốc tế tăng. Có nghịch lý xảy ra trên thị trường Việt Nam là lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn lãi suất của trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, trong khi đồng USD vẫn đang là thế mạnh toàn cầu. |
Ở giai đoạn này, theo thống kê Bloomberg, margin giữa lợi suất của chỉ số S&P 500 và lợi suất trên thị trường trái phiếu, tiền gửi bắt đầu thu hẹp lại, tác động đến hành vi của NĐT, trong đó có các quỹ.
Còn trong nước, hiện TTCK đang đi ngang do chịu tác động của thị trường quốc tế. Thế nhưng, so với giai đoạn năm 2007-2008, sự điều chỉnh này vẫn có nền tảng phát triển tốt hơn nhiều, độ mở của nền kinh tế vững hơn.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 5 năm tới được các tổ chức dự báo không dưới 6,5%. Điều đó cho thấy có sự tương đối tin tưởng vào khả năng phát triển của Việt Nam. Minh chứng là NĐT nước ngoài đang vào Việt Nam rất mạnh, cả ở vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lẫn vốn gián tiếp nước ngoài (FII).
Về vốn FDI, gần đây có nhiều dự án hiệu quả. Thí dụ như Samsung, năm 2017 suất khẩu khoảng 55-56 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; có khoảng 180.000 người đang làm việc cho Samsung và họ đang có kế hoạch mở thêm nhà máy. Những điều trên có lẽ lý giải cho hiện tượng tại sao trong điều kiện hiện tại, các nước xung quanh Việt Nam trong ASEAN hay châu Á có các quỹ ngoại rút vốn khá nhiều, cả trái phiếu và cổ phiếu.
Tâm lý NĐT bất ổn khi khối ngoại bán dòng.
Thực ra khi FED tăng lãi suất, các quỹ sẽ có xu hướng giảm đầu tư, rút vốn về để cố thủ hoặc đầu tư ở những thị trường an toàn hơn như Hoa Kỳ, châu Âu. Song họ vẫn chọn trong số các thị trường mới nổi và cận biên để tiếp tục đầu tư, trong đó có Việt Nam.
Thí dụ như với thị trường Singapore, việc đưa tiền vào không có khả năng sinh lời tốt vì mảnh đất nhỏ, mọi thứ phát triển đến độ bão hòa. Còn Thái Lan hay Malaysia, NĐT của các nước này cũng đang đổ về Việt Nam vì có tiềm năng phát triển tốt, cơ hội đầu tư đang có những lợi thế so sánh.
Nhận diện thông tin, dòng tiền
Gần đây một số thông tin tuyên truyền không phân biệt khái niệm force sell (công ty chứng khoán bán bớt chứng khoán để thu hồi tiền, đảm bảo tỷ lệ nợ an toàn) và tình trạng margin call (lệnh gọi ký quỹ khi tình trạng tài sản đảm bảo của NĐT không đủ). Giai đoạn 2008-2009, khi NĐT vay, mua chứng khoán và TTCK giảm, công ty chứng khoán yêu cầu NĐT nộp bổ sung tiền hoặc chứng khoán để tăng tài sản đảm bảo.
Nhận diện thông tin, dòng tiền
Gần đây một số thông tin tuyên truyền không phân biệt khái niệm force sell (công ty chứng khoán bán bớt chứng khoán để thu hồi tiền, đảm bảo tỷ lệ nợ an toàn) và tình trạng margin call (lệnh gọi ký quỹ khi tình trạng tài sản đảm bảo của NĐT không đủ). Giai đoạn 2008-2009, khi NĐT vay, mua chứng khoán và TTCK giảm, công ty chứng khoán yêu cầu NĐT nộp bổ sung tiền hoặc chứng khoán để tăng tài sản đảm bảo.
Song, NĐT không nộp nên công ty chứng khoán buộc phải bán tài sản đảm bảo. Hiện nay, NĐT Việt Nam qua nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, cộng với việc 10-15 công ty chứng khoán nhóm đầu (chiếm 80-85% thị phần) cho vay margin thận trọng.
Vì thế, vừa qua tuy thị trường xuống mạnh, NĐT hoặc chủ động bán, hoặc chủ động nộp thêm tiền để tài khoản margin không rơi vào tình trạng buộc phải bán. Số lượng NĐT không nộp được tiền buộc công ty chứng khoán phải bán không nhiều.
Chính vì không hiểu rõ nên đã có một số thông tin khiến cho NĐT tưởng rằng công ty chứng khoán đang bán giải chấp mạnh. Trong bối cảnh đó, cơ quan quản lý phải lên tiếng, thông tin lại cho NĐT rõ. Bởi khi có thông tin trên thị trường về việc công ty chứng khoán giải chấp mạnh, tôi có gọi đến Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), nơi được cho là bán giải chấp nhiều nhất, thì SSI cho biết ngày hôm đó chỉ bán cổ phiếu trị giá 1 tỷ đồng. Ngày hôm đó, theo thống kê của UBCKNN, bán giải chấp trên toàn thị trường khoảng 106 tỷ đồng.
Có ý kiến cho rằng, vốn ngoại vào nhiều thì đang vào đâu? Đơn cử như tháng 1, 2 vào các đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) doanh nghiệp nhà nước. Hay sau Tết Nguyên đán 2018 vốn ngoại tập trung vào nhiều cổ phiếu mới lên sàn hay phát hành trước khi lên sàn như Vinhomes, Techcombank. Theo thống kê, NĐT nước ngoài đang mua ròng lớn nhất trên thị trường trong tháng 5.
Chỉ riêng mua ròng cổ phiếu Vinhomes đã hơn 20.000 tỷ đồng. Còn việc NĐT ngoại bán ròng trên thị trường cổ phiếu nhưng tiền có rút ra không? Thống kê UBCKNN cho thấy có dòng ra nhưng dòng tiền vào cũng rất nhiều. Tháng 5-2018, NĐT nước ngoài mua trái phiếu trên 1.300 tỷ đồng. Nghĩa là tiền mặt họ đang chuyển sang nắm giữ một phần trái phiếu, một phần họ chuyển sang cổ phiếu trước khi lên sàn, phần khác đang chờ đợi.
Theo thống kê, dòng vốn vào của NĐT nước ngoài trong tháng 1 vào khoảng 670 triệu USD, tháng 2 rút ra khoảng 32 triệu USD, tháng 3 đổ vào khoảng 270 triệu USD, tháng 4 khoảng 617 triệu USD và tháng 5 vào trên 700 triệu USD.
Vậy NĐT ngoại chờ đợi gì? Đây là câu hỏi khó trả lời. Tôi cũng đã nhận được nhiều câu hỏi vì sao NĐT nước ngoài gần đây vẫn đổ vốn khá nhiều vào Việt Nam. Sẽ khó có câu trả lời chung, nhưng rõ ràng khi vốn đổ vào nhiều là họ đang chờ đợi điều gì đó.
Chẳng hạn cơ hội để đầu tư, Việt Nam đang tốt, vì một đất nước mà tốc độ tăng trưởng GDP 6,5% cho thấy tiềm năng phát triển. Nếu như trước đây tăng trưởng kinh tế của Việt Nam người ta hay nghĩ đến dầu mỏ, nhưng nay thì NĐT ngoại nhìn vào sự thành công của Samsung, dân số vàng…