Dow tăng 7 phiên liền
Khép phiên, Dow Jones tăng 366.58 điểm, tương đương 1.06%, lên 34,951.93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.76% lên 14,353.64 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 cộng 0.71% đạt 4,554.98 điểm. Dow Jones đã tăng 7 phiên liên tiếp, ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 3/2021. Cả 3 chỉ số chính đều đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2022.
Bank of America đã báo cáo lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng trong quý 2, nhờ lãi suất cao hơn. Kết quả lợi nhuận của Bank of New York Mellon cũng vượt mong đợi. Cổ phiếu của cả 2 ngân hàng này đều tăng vọt hơn 4%.
Cổ phiếu Morgan Stanley bức phá 6.4% sau khi công bố doanh thu và EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) đều cao hơn kỳ vọng, nhờ doanh thu kỷ lục trong phân khúc quản lý tài sản. Cổ phiếu PNC Financial thêm 2.5% nhờ vào số liệu kinh doanh quý 2 trái chiều. Cổ phiếu J.B. Hunt dự kiến công bố kết quả kinh doanh sau khi khép phiên ngày thứ Ba.
Nhìn chung, mùa báo cáo lợi nhuận đã có khởi đầu mạnh mẽ. Trong số các công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả, có đến 84% số công ty có lợi nhuận vượt kỳ vọng, theo dữ liệu từ FactSet.
Trong khi đó, nhà đầu tư dường như đang rũ bỏ dữ liệu không quá tích cực từ Bộ Thương mại Mỹ công bố hồi thứ Ba. Theo đó, doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 0.2% so với tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0.5% từ cuộc thăm dò của Dow Jones.
Mùa báo cáo lợi nhuận đợt này diễn ra khi dữ liệu lạm phát gần đây đã thúc đẩy kịch bản hạ cánh mềm của nhiều nhà đầu tư, và chứng khoán Mỹ tiếp tục leo dốc trong năm nay.
Dầu tăng khi Trung Quốc thông báo sẽ hỗ trợ nền kinh tế
Kết phiên, giá dầu Brent tăng 1.13 USD, tương đương 1.4%, lên 79.63 USD/thùng. Trong khi dầu thô ngọt nhẹ WTI của Hoa Kỳ tiến 1.60 USD, tương đương 2.2%, lên 75.75 USD/thùng.
Điều đó đã cắt giảm phí bảo hiểm của Brent so với WTI xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng Năm. Phí bảo hiểm nhỏ hơn khiến các công ty năng lượng ít có khả năng chi tiền để gửi tàu đến Hoa Kỳ để nhận hàng thô để xuất khẩu.
Tại Hoa Kỳ, một số tin tức kinh tế trong khoảng một tuần qua, bao gồm báo cáo cho thấy doanh số bán lẻ tăng thấp hơn dự kiến trong tháng 6, đã thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ ngừng nâng lãi suất sau cuộc họp ngày 25 - 26/7.
Các nhà phân tích tại ngân hàng ING cho biết: “Với lĩnh vực sản xuất đang suy yếu và lạm phát có dấu hiệu chậm lại đáng khích lệ, đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 7 được dự đoán rộng rãi có thể là lần cuối cùng.”
Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí vay và có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
Sau khi công bố tăng trưởng GDP trì trệ vào đầu tuần này, nhà hoạch định kinh tế hàng đầu Trung Quốc cam kết sẽ đưa ra các chính sách để “khôi phục và mở rộng” tiêu dùng ngay lập tức.
Tuy nhiên, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, nói với các nhà lãnh đạo tài chính của các quốc gia nhóm G20 rằng triển vọng tăng trưởng trong trung hạn vẫn còn yếu.
Về phía nguồn cung, sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ có thể sẽ giảm trong tháng 8, theo các dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy.