Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7/11 tại Brussels, Bộ trưởng tài chính Estonia Toomas Toniste, nước chủ nhà luân phiên của EU, khẳng định các cuộc thảo luận của 28 Bộ trưởng tài chính EU đã cho phép các quan điểm xích lại gần nhau hơn.
Dự kiến danh sách đen, trong đó không có nước nào thuộc EU, có thể được đưa ra tại cuộc họp Bộ trưởng tài chính EU vào ngày 5/12 tới.
Mặc dù không nêu tên cụ thể, song Ủy ban châu Âu đã gửi thư đến 60 nước để yêu cầu thực hiện các cải tổ, nếu không ủy ban sẽ đưa những nước này vào danh sách đen.
Theo một nguồn tin ngoại giao, các nước liên quan có thời hạn đến 18/11 để trả lời thư của Ủy ban châu Âu.
Các Bộ trưởng Tài chính EU hiện còn bất đồng về các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng đối với các nước không hợp tác.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã đề xuất rằng các nước không cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc chiến chống trốn thuế thì sẽ không được tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức tiền tệ quốc tế lớn như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng thế giới (WB).
Tổ chức phi chính phủ Oxfam đã bày tỏ ủng hộ ý tưởng này, song nhấn mạnh rằng mặc dù phải ngăn chặn việc phân bổ các quỹ một cách mù quáng, nhưng phải cân nhắc không để người dân phải gánh chịu hậu quả.
Ý tưởng lập một danh sách chung của EU về các thiên đường thuế được khởi xướng từ tháng 4/2016, sau khi xuất hiện vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama," trong đó Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) phanh phui một hệ thống trốn thuế quy mô toàn thế giới.
Ngày 5/11 vừa qua ICIJ cũng tiết lộ một chu trình trốn tránh thuế trên phạm vi toàn cầu, được gọi là "Hồ sơ Paradise," và đây là một "cú hích" cho EU trong cuộc chiến chống tình trạng này.
Dự kiến danh sách đen, trong đó không có nước nào thuộc EU, có thể được đưa ra tại cuộc họp Bộ trưởng tài chính EU vào ngày 5/12 tới.
Mặc dù không nêu tên cụ thể, song Ủy ban châu Âu đã gửi thư đến 60 nước để yêu cầu thực hiện các cải tổ, nếu không ủy ban sẽ đưa những nước này vào danh sách đen.
Theo một nguồn tin ngoại giao, các nước liên quan có thời hạn đến 18/11 để trả lời thư của Ủy ban châu Âu.
Các Bộ trưởng Tài chính EU hiện còn bất đồng về các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng đối với các nước không hợp tác.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã đề xuất rằng các nước không cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc chiến chống trốn thuế thì sẽ không được tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức tiền tệ quốc tế lớn như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng thế giới (WB).
Tổ chức phi chính phủ Oxfam đã bày tỏ ủng hộ ý tưởng này, song nhấn mạnh rằng mặc dù phải ngăn chặn việc phân bổ các quỹ một cách mù quáng, nhưng phải cân nhắc không để người dân phải gánh chịu hậu quả.
Ý tưởng lập một danh sách chung của EU về các thiên đường thuế được khởi xướng từ tháng 4/2016, sau khi xuất hiện vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama," trong đó Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) phanh phui một hệ thống trốn thuế quy mô toàn thế giới.
Ngày 5/11 vừa qua ICIJ cũng tiết lộ một chu trình trốn tránh thuế trên phạm vi toàn cầu, được gọi là "Hồ sơ Paradise," và đây là một "cú hích" cho EU trong cuộc chiến chống tình trạng này.