Eximbank và tiệm cận chuẩn mực quốc tế

Mới đây, tại Ritz Carlton Kuningan ở Jakarta (Indonesia), ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng (NH) Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đã nhận 2 giải thưởng tại hội nghị thượng đỉnh Asian Banker năm 2013: Giải thưởng “Thành tựu trong điều hành năm 2013” dành cho Việt Nam và Eximbank là “NH được quản lý tốt nhất Việt Nam năm 2013”. ĐTTC có cuộc trao đổi với ông Phước xoay quanh tin vui này.

Mới đây, tại Ritz Carlton Kuningan ở Jakarta (Indonesia), ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng (NH) Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đã nhận 2 giải thưởng tại hội nghị thượng đỉnh Asian Banker năm 2013: Giải thưởng “Thành tựu trong điều hành năm 2013” dành cho Việt Nam và Eximbank là “NH được quản lý tốt nhất Việt Nam năm 2013”. ĐTTC có cuộc trao đổi với ông Phước xoay quanh tin vui này.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, cảm nhận của ông như thế nào khi là CEO NHTM ở Việt Nam năm 2013 được nhận giải thưởng Asian Banker?

Eximbank và tiệm cận chuẩn mực quốc tế ảnh 1Chúng tôi rất phấn khởi vì những nỗ lực rất bền bỉ của Eximbank trong những năm qua đã được giới tài chính quốc tế thừa nhận. Đó là giải thưởng công nhận hoạt động NH theo cách tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, công khai minh bạch và hiện đại. Eximbank sẽ tiếp tục theo hướng đó. Chúng tôi đã thuê hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's đánh giá Eximbank và xếp hạng BB+. Điều này giúp chúng tôi biết được so với tiêu chuẩn quốc tế Eximbank đang đứng ở đâu, để từ đó phấn đấu. Kinh doanh tài chính NH không có chuyện “đánh quả”, ăn may mà phải nỗ lực bền lâu. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh và khó lường, các giải pháp kinh doanh của Eximbank sẽ tập trung hướng tới những mục tiêu bền vững, dài hạn nhằm củng cố và phát huy những giá trị cốt lõi tạo nên nền tảng vững chắc trong tiến trình phát triển.Eximbank và tiệm cận chuẩn mực quốc tế ảnh 2

Ông Lê Hùng Dũng,
Chủ tịch HĐQT Eximbank

- Ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC: - Asian Banker là một tạp chí vùng châu Á - Thái Bình Dương và giải thưởng “Thành tựu điều hành NH” được tổ chức 3 năm 1 lần để đánh giá tài lãnh đạo của các chủ tịch và tổng giám đốc NH đối với công việc kinh doanh của họ và toàn ngành nói chung.

Những năm trước VCB và ACB cũng đã nhận giải thưởng Asian Banker. Tôi thật sự bất ngờ và rất vui khi nhận được giải thưởng này. Được biết họ tiếp xúc rất nhiều NH Việt Nam, theo dõi kết quả hoạt động của Eximbank, những phát biểu của tôi trên báo chí hay những việc tôi làm, tổng hợp lại để xem hiệu quả của những lời nói ấy ra sao.

Thực ra ở Việt Nam rất nhiều người xứng đáng hơn tôi để nhận giải thưởng này. Tuy nhiên, có thể hội đồng thẩm định giải thưởng cũng cân nhắc và tính toán rất nhiều yếu tố, như quy mô, kết quả hoạt động, khả năng thích ứng khi điều hành NH trong bối cảnh khó khăn những năm vừa qua.

- Ông nghĩ sao khi có quan điểm cho rằng “tuổi thọ” để làm CEO NH rất ngắn, bởi nghề này đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và sức trẻ để có thể đối phó các áp lực cạnh tranh khắc nghiệt trong nghề?

- Không có một tuổi nào là điều kiện sáng tạo cho một con người. Chưa chắc một người 30-40 tuổi lại sáng tạo bằng một cụ già 80 tuổi. Quan trọng là luôn tiếp nhận thông tin, luôn suy nghĩ về nó và luôn có nhiệt huyết. Nhưng tuổi càng nhiều con người sẽ ăn nói khác đi, suy nghĩ cũng khác đi. Tức suy nghĩ về tính hữu hạn về cuộc đời này.

Có những điều khi tuổi trẻ mong muốn mình làm tốt nhất hơn mọi người, khi già có thể vẫn nhất nhưng họ đứng lại chấp nhận nhường “sân” cho người khác. Trong cuộc đời này ta không thể lấy tất cả cho riêng mình mà cần phân phát. Có câu “Tứ thập nhi bất hoặc. Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”.

Tuổi càng lớn tôi hiểu về cuộc đời khác đi. Trước đây tuổi trẻ có thể lấn lướt. Bây giờ trưởng thành rồi mình mới nghĩ tại sao phải chèn ép và đứng trên người khác. Liệu thành công hơn người khác trong lòng mình có vui và người đứng sau mình có buồn? Tuổi càng lớn không phải tính sáng tạo không còn, nhưng người ta không đem sự sáng tạo đó như phương tiện, công cụ để ganh đua với những người thiếu điều kiện, lép vế hơn mình.

- Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố quan trọng đối với CEO NH là gì? Làm NH 30 năm, ông có lợi thế kinh nghiệm và thận trọng kinh doanh nhưng liệu có mâu thuẫn với lợi ích cổ đông?

Eximbank và tiệm cận chuẩn mực quốc tế ảnh 3Dưới sự điều hành của ông Phước, Eximbank đã củng cố được các vị thế về nguồn vốn. Ông đã áp dụng một số sáng kiến táo bạo để giúp NH vượt qua những trở ngại về mặt tài chính, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển con người và cải thiện hệ thống giao dịch; thực hiện tăng vốn tự có để tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động.
Eximbank và tiệm cận chuẩn mực quốc tế ảnh 4

Đại diện Tạp chí Asian Banker

- Con người có thể mang những cái tôi vào trong đời sống, trường học, sân vận động, công trình, doanh nghiệp… Cái tôi ấy khi hòa nhập vào cộng đồng vẫn giữ được, nhưng điều kiện khách quan biến đổi nên cần hài hòa giữa cá nhân và môi trường ngành nghề sẽ quyết định tính cách của con người.

Cũng là tôi, nhưng khi làm trong quỹ đầu tư mạo hiểm thì nghề đó quyết định tính chất rất mạo hiểm, tôi có thể “hung hăng tài chính” hơn. Nhưng khi làm trong NHTM, môi trường ấy nhắc nhở tôi rằng tiền này không phải là của mình mà là của khách hàng.

Vì vậy, tôi là người bảo thủ vì nghề này yêu cầu tôi phải như thế. Có thể ví nghề làm NH như nghề lái xe đò chở biết bao nhiêu khách hàng vì tin mình mà lên xe. Người lái xe đò không thể đua bạt mạng như tay đua công thức 1 bởi rủi ro xảy ra không chỉ mình gánh chịu mà nhiều người khác bị liên lụy.

CEO NH có nhiều kinh nghiệm là người phải thấm đẫm ý thức tự giác về việc không được phụ bạc niềm tin những người gửi gắm tài sản của mình cho NH để kinh doanh, cùng chia sẻ lợi ích với họ.

Tất nhiên NH cũng chịu nhiều áp lực, đòi hỏi CEO phải cân bằng được trách nhiệm, nghĩa vụ, cố gắng làm ra lợi nhuận cao, chia cổ tức an toàn và phải bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Tất cả những thiết chế để quản trị hệ thống NHTM suy cho cùng là bảo vệ trước nhất quyền lợi của người gửi tiền, tiếp đến mới là quyền lợi cổ đông.

Ông Trương Văn Phước (thứ 4 từ trái qua, hàng trên) nhận giải "Thành tựu điều hành NH" và "NH được quản lý tốt nhất Việt Nam năm 2013.

Ông Trương Văn Phước (thứ 4 từ trái qua, hàng trên) nhận giải "Thành tựu điều hành NH"
và "NH được quản lý tốt nhất Việt Nam năm 2013.
 

- Với kết quả kinh doanh trong quý I, liệu Eximbank có hoàn thành kế hoạch 2013 mà ĐHCĐ thông qua?  

- Năm nay Eximbank đặt kế hoạch lợi nhuận 3.200 tỷ đồng, mục tiêu phấn đấu 4 tháng đầu năm Eximbank đạt lợi nhuận trước thuế gần 500 tỷ đồng. Con số này hơi thấp nhưng an toàn. Khi đánh giá lợi nhuận của NH điều cần lưu ý đó là nói thật hay không, đã thực hiện đúng các quy định về trích lập dự phòng rủi ro chưa, nhất là trong bối cảnh cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780 của NHNN.

Nợ xấu của Eximbank 1,32%, nếu tính luôn cơ cấu nợ xấu, tổng thể xấp xỉ 2%. Tuy nhiên, điều này nằm trong tầm kiểm soát của Eximbank vì cách Eximbank làm tín dụng quyết định cho tình trạng nợ xấu của Eximbank. Tín dụng của Eximbank được phân tán, không chỉ gồm những khoản cho vay nhỏ lẻ mà còn có những khoản cho vay lớn (điện lực, than khoáng sản, dầu khí, hàng không…) nên độ rủi ro cũng ít hơn.

Nợ xấu của một NH cao hay thấp còn phụ thuộc vào tài năng, bản lĩnh của CEO trong hoạt động tín dụng với liều lượng hợp lý, chứ không phải thấy nợ xấu, rủi ro thì ngưng cho vay.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác