Bundeskartellamt cáo buộc Facebook đã bất cẩn và cẩu thả trong việc thu thập cũng như sử dụng các dữ liệu từ người dùng ở Đức mà không được sự cho phép của họ. Chủ tịch Bundeskartellamt Andreas Mundt nêu rõ: “Chúng tôi chỉ trích cách thức mà công ty (Facebook) thu thập và sử dụng các dữ liệu cá nhân như một hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường”.
Theo ông Mundt, thông tin của người dùng đã được Facebook thu thập một cách có hệ thống từ trang web riêng của mình, cũng như từ các nguồn thứ 3 như Instagram và Whatsapp, không để cho người dùng biết cũng như không cho họ có cơ hội phản đối.
Theo ông Mundt, thông tin của người dùng đã được Facebook thu thập một cách có hệ thống từ trang web riêng của mình, cũng như từ các nguồn thứ 3 như Instagram và Whatsapp, không để cho người dùng biết cũng như không cho họ có cơ hội phản đối.
Cơ quan trên đã thông báo với Facebook về những mối quan ngại này từ trước lễ Giáng sinh và đang chờ phản hồi chính thức của trang mạng xã hội này trước khi quyết định về khả năng có đưa ra biện pháp trừng phạt hay không.
Ông Mundt cũng cho biết nếu trang mạng xã hội không đề xuất một giải pháp của riêng mình, cơ quan chống độc quyền Đức không còn sự lựa chọn nào ngoài việc ra lệnh cấm thu thập và sử dụng dữ liệu trái phép từ các nguồn thứ 3 mà không có sự cho phép của người dùng.

Khả năng nhà chức trách Đức trừng phạt Facebook đã thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh các chính phủ nhiều nước châu Âu đang muốn hoạt động kinh doanh kỹ thuật số cần tuân thủ các quy định hiệu quả hơn.
Giới chức cấp cao tại châu Âu đã nhiều lần chỉ trích những hành vi họ cho rằng thuộc dạng trốn thuế, vi phạm luật riêng tư và lạm dụng sức mạnh thị trường của các "ông lớn" như Google, Facebook và Amazon. Một số quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cũng đồng loạt thông báo về những sáng kiến chính sách chung liên quan trong các cuộc thảo luận về nền kinh tế kỹ thuật số trong thời gian qua.
Theo đó, kể từ ngày 1-10-2018, Facebook cũng như nhiều trang mạng xã hội lớn ở Đức phải sàng lọc và xóa các nội dung, thông điệp thù hận, nếu không sẽ bị phạt tiền. Khoản tiền phạt có thể lên tới 50 triệu EUR. Luật xóa bỏ các phát ngôn thù hận trên các mạng xã hội đã được thông qua tại Đức hồi mùa hè năm 2017 và có hiệu lực 3 tháng sau. Nhưng phải đợi đến ngày 1-1 vừa qua, luật này mới tác động chính thức đến các mạng xã hội lớn ở Đức gồm trên 2 triệu người dùng, như Facebook, Twitter và YouTube.
Để khỏi bị phạt tiền, các mạng xã hội phải xóa bỏ trong vòng 24 giờ mọi thông tin đăng tải bị coi là mang nội dung thù hằn, chẳng hạn các lời chửi rủa, xúi giục, kích động bạo lực hay tuyên truyền cho khủng bố. Việc phát tán tin giả mạo cho dù là cố ý hay đưa tin do nhầm lẫn cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật này. Đối với các trường hợp phức tạp, các mạng xã hội có tối đa 7 ngày để quyết định xem liệu một nội dung có mang tính thù hận hay không. Và danh tính của người đăng tải các phát ngôn thù hận đó phải được công bố. Những việc này liên quan tới tiền, thậm chí là rất nhiều tiền.
Trước đó, Facebook phải đối mặt với áp lực vì cho rằng mạng xã hội này là nơi phát tán những video và thông tin bạo lực. Cách đó không lâu, Facebook từng là nạn nhân bị đổ lỗi sau những thông tin giả mạo được lan truyền với số lượng lớn. Nhằm khắc phục vấn đề, người sáng lập trang web xã hội khổng lồ Mark Zuckerberg đã thông báo sẽ tuyển dụng thêm 3.000 nhân viên mới để xử lý và kiểm soát các loại nội dung xấu, bên cạnh hơn 4.500 người đang làm công việc này.