Vào lúc 5 giờ 45 phút sáng hôm nay 27/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay thế giới niêm yết trên Kitco giảm 1,9 USD so với cùng giờ vào sáng hôm qua, neo ở mức 1.717,6 USD/ounce, quy đổi tương đương 48,431 triệu đồng/lượng.
Lãi suất thực là động lực mạnh mẽ nhất đằng sau động thái của vàng và “sự biến động hiện tại của kim loại quý xuất phát từ sự xen kẽ giữa nỗi lo suy thoái và rủi ro lạm phát ”, nhà phân tích Xiao Fu của Bank of China International cho biết.
Đồng thời, với tình hình xăng dầu tại châu Âu ngày càng tồi tệ dẫn đến nhiều biến động của giá xăng, “tài sản phòng ngừa lạm phát như vàng vẫn có giá trị ở một mức độ nào đó”, bà Xiao Fu nói thêm.
Liên minh châu Âu đã thông qua một kế hoạch khẩn cấp nhằm hạn chế nhu cầu khí đốt của họ vào thứ Ba 26/7, trong đó hạn chế việc cắt giảm đối với một số quốc gia, khi họ chuẩn bị cho việc cắt giảm thêm nguồn cung dầu của Nga.
Trong khi lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, đồng thời vàng cũng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và bất ổn kinh tế.
Nhưng khi đồng đô la Mỹ tăng giá, khiến vàng được định giá theo đồng tiền này trở nên đắt hơn với những người mua bằng các đồng tiền khác.
Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ vào thứ Tư 27/7. Trong khi các nhà đầu tư đã đặt cược vào mức tăng 100 điểm cơ bản của Fed sau các dữ liệu kinh tế yếu gần đây.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng lãi suất thực sẽ tăng hơn nữa trong năm nay, đặc biệt là khi rủi ro lạm phát giảm dần vào nửa cuối năm 2022. Do đó, việc thanh lý bổ sung các quỹ giao dịch hối đoái có thể được mong đợi”.
Đồng thời, Giovanni Staunovo dự báo vàng sẽ giảm sâu đến 1.600 USD/ounce vào cuối năm.
Bạc giao ngay tăng 0,5% lên 18,51 USD/ounce, bạch kim tăng 0,2% lên 880,78 USD.
Palladium giảm 0,7% xuống 1.994,00 USD.