Giải pháp chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng

(ĐTTCO)-Tổng cục Thuế khẳng định thời gian tới, ngành thuế tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ để tăng cường hơn trong phòng ngừa, đấu tranh các hành vi gian lận, trục lợi trong hoàn thuế...
Giải pháp chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng

Tổng cục Thuế cho biết từ đầu năm 2022, ngành thuế đã thực hiện được 4.031 cuộc thanh tra, kiểm tra sau hoàn, với tổng số thuế truy hoàn và phạt là 362,594 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào để lập hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu là thủ đoạn đã được ngành thuế nhận diện và đấu tranh quyết liệt suốt thời gian qua. Đó là việc các doanh nghiệp trực tiếp hoàn thuế giá trị gia tăng (gọi tắt là F0) tiến hành với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, có tổ chức.

Theo đó, các doanh nghiệp này sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào để lập hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu như việc ký kết hợp đồng giữa F0 với các doanh nghiệp trung gian (gọi tắt là F1, F2, F3...) được diễn ra tại các địa phương, hàng hóa mua bán qua nhiều khâu trung gian, diễn ra lòng vòng, giao dịch thanh toán qua ngân hàng và được các đối tượng giao dịch chuyển khoản và rút tiền mặt ngay trong ngày.

Trong số đó, một thủ đoạn được các doanh nghiệp F1, F2, F3... được các đối tượng thành lập trong thời gian ngắn và dùng thủ đoạn di chuyển địa điểm liên tục hoặc không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh...

Điển hình đã có một số trường hợp gian lận trong hoàn thuế diễn ra tại tỉnh Đồng Nai, Lạng Sơn và Cục Thuế tỉnh Đồng Nai và Lạng Sơn đã ban hành quyết định truy hoàn với tổng số tiền truy hoàn và chậm nộp là 278,36 tỷ đồng, đồng thời cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra để điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế khẳng định trong thời gian tới, ngành thuế sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hơn nữa trong phòng ngừa và đấu tranh các hành vi gian lận, trục lợi trong hoàn thuế giá trị gia tăng thông qua việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao trong hoàn thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố kiểm soát các hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo tránh chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan chức năng khác theo quy định.

Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp kết hợp với việc kiểm tra sử dụng hóa đơn nhằm kịp thời phát hiện việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp của doanh nghiệp, qua đó xử lý vi phạm về hóa đơn, về thuế theo quy định.

Thống kê trong 8 tháng năm 2022, toàn ngành thuế đã thực hiện 41.960 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiến nghị truy thu vào ngân sách Nhà nước khoảng 8.700 tỷ đồng, giảm khấu trừ 1.270 tỷ đồng, giảm lỗ 28.660 tỷ đồng, tính đến thời điểm ngày 31/8 vừa qua.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

(ĐTTCO) - Sự kiện là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác không ngừng được mở rộng giữa TPHCM với AIFC nói riêng và Kazakhstan nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. 

Sân bay quốc tế Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Kinh tế tư nhân, trọng trách quốc gia

(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất.