Việc báo lỗ này một lần nữa làm dấy lên hành vi chuyển giá, né thuế của các DN FDI tại Việt Nam ngày càng tinh vi hơn. Xung quanh vấn đề này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Trọng Hạnh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM.
Phải thường xuyên cập nhật thông tin bằng luật
PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, việc không ít thương hiệu thức ăn nhanh liên tục báo lỗ đang đặt ra một câu hỏi liệu các DN này có chuyển giá, né thuế hay không. Ông bình luận gì về vấn đề này?
Việt Nam cũng cần tham gia vào các tổ chức quốc tế về chống chuyển giá để học hỏi kinh nghiệm. Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, có chuyên môn. Cùng với đó phải làm mạnh hơn trong việc lên án những DN có hành vi chuyển giá. |
Tuy nhiên, cũng phải xét khía cạnh trong thời gian đầu các thương hiệu này chấp nhận lỗ để tăng độ phủ, vượt qua đối thủ nhằm hướng tới thị trường tương lai.
Song với những khoản lỗ kéo dài hơn chục năm là biểu hiện mà ngành thuế rất cần lưu ý, xem xét hành vi chuyển giá, né thuế. Có một số yếu tố trong mảng bán lẻ mà cơ quan thuế vẫn chưa quản lý hết được.
Chẳng hạn với các hóa đơn bán hàng ở các siêu thị, các cửa hàng thức ăn nhanh, nếu chưa nối mạng với cơ quan thuế vẫn có thể lách được. Vấn đề này chúng ta có thể học kinh nghiệm của một số nước như Singapore, tất cả các máy tính tiền của các cửa hàng từ nhỏ cho đến lớn đều của cơ quan thuế. Như vậy thì ngành thuế mới kiểm soát hết được.
- Ngành thuế Việt Nam đã có những nỗ lực trong mười mấy năm nay để chống chuyển giá, nhưng sao vấn đề này đến nay vẫn đầy thách thức?
- Hành vi chuyển giá không mới, nó đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, và cho đến nay rất nhiều nước cũng còn đang đau đầu xử lý vấn đề này. Nhiều tập đoàn đa quốc gia khổng lồ vẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển giá, né thuế ở mức tinh vi hơn.
Thế giới đã có tổ chức liên quốc gia chống chuyển giá. Đặc biệt, cơ quan thuế nhiều nước đang thực hiện chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS).
Nhìn lại Việt Nam, hành vi chuyển giá xuất hiện khi có sự gia tăng đầu tư của các DN FDI. Trong suốt nhiều năm chúng ta đã không nhìn ra vấn đề này, nhiều DN FDI đã thông qua việc báo lỗ để né thuế và thâu tóm DN trong nước. Lúc đó Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu xuyên suốt để nhìn thấu đáo. Mãi đến thời điểm cuối năm 1999 đầu năm 2000, TPHCM mới tiên phong trong việc chống chuyển giá.
Nhóm cán bộ thuế thực hiện việc này phải rất vất vả trong việc tìm kiếm, thống kê lại báo cáo quyết toán mỗi năm của hàng ngàn DN trong suốt 10 năm. Từ thống kê này một bức tranh hiện ra khá rõ, với nhiều DN khi quy mô tăng, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại đi xuống.
Có thể khẳng định họ làm sổ sách, báo cáo rất bài bản, chuyên nghiệp, thậm chí còn được kiểm toán bởi những công ty lớn trong nhóm Big4, nhưng có một cái họ không thể giấu là vì sao lỗ nhiều năm vẫn mở rộng. Thời điểm đó ngành thuế TPHCM đã mời từng DN lên để làm việc. Sau thời điểm này đã có những dấu hiệu tích cực, nhiều DN giảm lỗ và bắt đầu có lợi nhuận.
Song khi bắt đầu công việc này, chúng tôi nhận thấy Việt Nam vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý đủ mạnh. Cụ thể, TPHCM bắt đầu công tác chống chuyển giá từ năm 2000, đến 2005 mới có Thông tư 117/2005/TT-BTC, nhưng vẫn dừng ở mức chỉ đưa ra khái niệm là chính. Đến năm 2010, Bộ Tài chính có Thông tư 66/2010/TT-BTC, nhưng vẫn chưa đủ yếu tố pháp lý.
Và mãi đến năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP, quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết; Bộ Tài chính ban hành Thông tư 41/2017/TT-BTC để thay thế Thông tư 66/2010/TT-BTC. Nghị định 20 cho chúng ta có cơ sở pháp lý vững vàng hơn, nhưng vẫn chưa đủ mạnh thực sự trong công tác chống chuyển giá. Song như tôi đã nói, chống chuyển giá là câu chuyện của nhiều nước trên thế giới, nên dù chúng ta có hoàn thiện pháp luật cũng là việc cần làm mỗi năm.
Thủ thuật chuyển giá và giải pháp
- Ông có nói các hành vi chuyển giá rất tinh vi, vậy ông có thể nói rõ hơn về các hình thức chuyển giá của DN FDI?
Bản chất của kinh doanh chính là làm sao tối đa hóa lợi nhuận. Vì lẽ đó việc chuyển giá, né thuế diễn ra ở nhiều DN, tập đoàn, thậm chí có những tập đoàn khổng lồ cũng thực hiện hành vi này. Và nếu chúng ta không tích cực giải quyết vấn đề này sẽ gây nhiều vấn nạn cho xã hội, như mất công bằng trong kinh doanh cũng như nhiều hệ lụy khác nữa. |
Thứ hai, giảm tổng doanh thu thông qua những cách thức như xuất bán hàng cho đơn vị con với giá không có lời; sử dụng một số sản phẩm tặng, cho, quảng cáo; ép giá đầu ra… Ngoài ra, hình thức phổ biến nhất chính là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua các công ty trung gian. Trên thế giới có những nơi được gọi là thiên đường thuế như đảo British Virgin hay Cayman…
Ở đó DN không phải đóng thuế suất thuế thu nhập DN, chính vì thế nhiều DN đặt trụ sở tại những nước này để né thuế. Cũng có ý kiến cho rằng, Việt Nam có nên hạ thuế suất thuế thu nhập DN như những thiên đường thuế này hay không? Theo tôi thì không, vì nếu như vậy ngân sách sẽ bị thâm hụt nặng và không có gì bù đắp được.
- Vậy theo ông giải pháp nào được xem là có hiệu quả trong việc chống hành vi chuyển giá của các DN FDI?
- Theo ý kiến cá nhân tôi, để việc chống chuyển giá có hiệu quả cần thực hiện một số việc như sau: Thứ nhất, phải xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh, phải có luật chống chuyển giá phù hợp với thông lệ quốc tế.
Từ việc nghiên cứu tình hình thực tế trong nước đến nghiên cứu kinh nghiệm, pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần xây dựng tỷ lệ xác định thuế suất phải tương thích ở mức độ nhất định theo mức chung của thế giới.
Dù liên tục báo cáo lỗ nhưng chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee vẫn liên tục khai trương.
Thứ hai, phải xây dựng hệ thống dữ liệu, pháp lý hóa bằng các văn bản pháp quy, không thể mạnh ai nấy làm mà phải mang tính thống nhất trên toàn quốc, để có thể kết nối và truy suất ở cấp độ quốc gia. Việc này vô cùng quan trọng và cần được đầu tư về tài chính, thời gian và nguồn nhân lực thỏa đáng.
Đó là những giải pháp đường dài, còn giải pháp trước mắt theo tôi nên xem xét áp dụng hình thức thỏa thuận giá (APA) với các hình thức đơn phương, song phương và đa phương. Hiện nay thỏa thuận giá đơn phương với DN là dễ làm nhất trong điều kiện nhân lực và trình độ của Việt Nam.
Chúng ta có thể nghiên cứu việc đầu tư của một DN tại một số quốc gia, xem lợi nhuận của họ khi kinh doanh ở quốc gia đó là bao nhiêu, từ đó đưa ra mức lợi nhuận thỏa thuận chịu thuế phù hợp khi đầu tư vào Việt Nam. Và để phương án này được minh bạch thì nên có tổ chức thẩm định độc lập. Thực tế đã có nhiều nước áp dụng phương pháp này, chúng ta có thể nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của họ.
- Xin cảm ơn ông.
Chuỗi thức ăn nhanh Lotteria với doanh thu từ 1.300-1.500 tỷ đồng mỗi năm, song số tiền lỗ hàng năm vẫn ở mức cao: Năm 2015 doanh thu lên đến 1.460 tỷ đồng thì báo cáo cuối năm lỗ 118 tỷ đồng; năm 2016 doanh thu 1.306 tỷ đồng lỗ 135 tỷ đồng; năm 2017 doanh thu 1.530 tỷ đồng vẫn lỗ 20 tỷ đồng. Tính lỗ lũy kế đến năm 2017, chuỗi thức ăn nhanh này đang lỗ 433 tỷ đồng từ khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong khi vốn điều lệ của công ty chỉ hơn 433 tỷ đồng. Số tiền lỗ đã “ăn” sạch tiền đầu tư của DN sau 13 năm vào Việt Nam (từ năm 2004). Một chuỗi thức ăn nhanh khác là Jollibee cũng liên tục báo lỗ, đến nay lỗ 400 tỷ đồng trong khi quy mô vốn điều lệ chỉ hơn 409 tỷ đồng. |