Hà Nội hiến kế chống Covid-19: Làm quyết liệt ngay 3 điểm

(ĐTTCO)- Vaccine là lời giải cho bài toán chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo đó, BS Hoàng Hồng, BV Đại học Y Hà Nội “hiến kế” tập trung tiêm vaccine cho đối tượng người cao tuổi và người có bệnh lý nền trước.
https://media.vov.vn/sites/default/files/styles/large/public/2021-08/236156648_10158570318363789_3529332117813103812_n.jpg
https://media.vov.vn/sites/default/files/styles/large/public/2021-08/236156648_10158570318363789_3529332117813103812_n.jpg

Báo Điện tử VOV đăng bài viết của BS Hoàng Hồng, BV Đại học Y Hà Nội “hiến kế” chống dịch, hưởng ứng việc Bộ trưởng Bộ Y viết thư ngày 1/9/2021 kêu gọi các nhà khoa học “hiến kế”  chống dịch COVID-19.

Việc đầu tiên là phải giữ bằng được thủ đô Hà Nội, không để bùng phát dịch giống như tại TP.HCM, hay Bình Dương. Muốn làm được điều đó bài toán vaccine chính là lời giải.

Việc phong tỏa, giãn cách xã hội chỉ là tạm thời, chỉ có vaccine mới giải được bài toán COVID-19. Và mấu chốt ở đây chính là việc tiêm phòng vaccine “đúng đối tượng, đúng cách, đúng thời điểm”.

Đúng đối tượng: Trong hoàn cảnh hiện tại của Hà Nội,  cần tập trung tiêm vaccine cho đối tượng người cao tuổi và người có bệnh lý nền trước (lý do: đây là đối tượng dễ bị tác động bởi COVID-19 với tỷ lệ thương vong cao nhất, và lý do thứ 2 đây là một trong hai đối tượng cùng với nhân viên y tế được WHO hướng dẫn là phải tiêm phòng vaccine đầu tiên, trong khi ở Việt Nam thì các nhân viên y tế đều đã được tiêm vaccine).

Chúng ta cần thực hiện tiêm chủng vaccine ngay và luôn theo thứ tự ưu tiên:

1/ Những người trên 75 tuổi là người được ưu tiên đầu tiên (nếu người trên 75 tuổi đến các điểm tiêm chủng trên cả nước sẽ được tiêm phòng vaccine ngay mà không cần hẹn trước).

2/ Những người trên 65 tuổi + bệnh lý nền (hai người trên 65 tuổi, bằng tuổi nhau, cùng đến điểm tiêm chủng, thì người có bệnh lý nền sẽ được ưu tiên tiêm vaccine trước).

Khi tiêm hết cho những người trên 65 thì mới bắt đầu tiêm những người 64... 60. Cứ theo thứ tự như vậy, kiên quyết không có trường hợp ngoại lệ, quan hệ, và như vậy ai cũng được tiêm chủng công bằng, vaccine tốt nhất là vaccine sớm nhất theo thứ tự ưu tiên người cao tuổi trước, cũng như không ai bị bỏ sót lại phía sau. 

Thực hiện như vậy đến khi đạt mục tiêu tiêm chủng hết đối tượng từ 50 tuổi trở lên như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là chúng ta đã thành công được trên 50%. 

Khi mục tiêu này hoàn thành, thời điểm đó chúng tôi tin lượng vaccine về Việt Nam theo kế hoạch sẽ dồi dào, và chúng ta dễ dàng tiêm chủng cho những đối tượng còn lại trong thời gian ngắn để đạt miễn dịch cộng đồng.

3/ Không cần sàng lọc trước khi tiêm vaccine (riêng khoản này cần phải thực hiện ngay và cần phải quyết liệt). Cần bỏ ngay các khâu sàng lọc trước tiêm chủng, điều này cũng đã được minh chứng sau một thời gian thực hiện tiêm chủng ở nước ta, khâu sàng lọc không cần thiết, lãng phí, thậm chí còn ảnh hưởng tới tốc độ và hiệu quả của chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Ai muốn kiểm tra tổng quát, hay kiểm tra điều trị bệnh lý nền xin đặt lịch hẹn khám với bác sỹ chuyên khoa chứ không khám sàng lọc, tư vấn tại điểm tiêm chủng. Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trước khi tiêm phòng vaccine là không cần thiết.

Tại Mỹ, những người cao tuổi, bệnh nền đến điểm tiêm chủng không cần đo các chỉ số sinh học, không cần kiểm tra lại huyết áp dù có tiền sử bệnh nền cao huyết áp, đái tháo đường, hay dị ứng. 

Điều này rất cần thiết với lý do:

    •    Giảm nguy cơ tiếp xúc của người đến tiêm chủng, tiết kiệm thời gian đi tiêm, giảm khả năng bị lây COVID-19 trong khi đi tiêm chủng. 

    •    Tiết kiệm được rất chi phí, nguồn lực con người tham gia khâu sàng lọc trước tiêm, tiết kiệm nguồn vật tư y tế tiêu hao như khẩu trang, quần áo bảo hộ, mũ kính chống giọt bắn... nguồn nhân lực, vật tư y tế này chúng ta để dành tập trung cho chống dịch sẽ hợp lý và hiệu quả hơn. 

    •    Đẩy nhanh được tốc độ tiêm chủng.

Một người cao tuổi hẹn hàng tuần mới có lịch tiêm chủng vaccine, đến nơi sàng lọc thấy huyết áp cao, rồi phải chờ huyết áp xuống, huyết áp không xuống thì lại phải hẹn hôm khác, và lịch hẹn không biết đến bao giờ thì không biết. 

Việc đi lại khó khăn, thủ tục hành chính rườm rà đã làm ảnh hưởng đến việc tiêm vaccine ở người cao tuổi.

Những trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nền như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, ung thư đang điều trị, bệnh suy giảm miễn dịch... phải được ưu tiên tiêm phòng vaccine sớm trước. Sau khi đã hoàn thành 2 mũi tiêm vaccine, những bệnh nhân này do hệ miễn dịch suy giảm khả năng đề kháng kém, có thể được cân nhắc tiêm vaccine mũi 3 để tăng cường chống COVID-19 tốt hơn. 

Hà Nội đang ở thời điểm vàng để vượt qua đại dịch. Làm quyết liệt ngay 3 điểm trên thì chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch”.

Các tin khác