Theo Đề án "Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội", đến năm 2035, 100% xe buýt trên địa bàn phải được chuyển đổi.
Chi phí đầu tư xe buýt điện, năng lượng xanh cao cùng nhiều rào cản khác về hạ tầng nguồn điện, trạm sạc, cơ chế chính sách khiến mục tiêu hoàn thành trước hàng chục năm so với yêu cầu đề ra của TP Hà Nội gặp nhiều thách thức.
Để đảm bảo hạ tầng hệ thống biến áp, trạm sạc cho 46 xe buýt điện mới được thay thế, đơn vị thực hiện đã phải đầu tư cả chục tỷ đồng cho hệ thống này.
Chưa kể mỗi xe buýt điện đều có giá gấp hơn 2 lần so với buýt truyền thống,trong khi định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho xe buýt điện trung bình và nhỏ hiện chưa có.
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để "xanh hóa" xe buýt theo như lộ trình , Hà Nội cần khoảng trên 48.000 tỷ đồng. Đến nay Thành phố mới có hơn 10 tuyến buýt điện với tổng số trên 200 xe đang hoạt động. Trong khi đó còn khoảng hơn 1800 xe phải thay thế cho đến năm 2030,được cho là mục tiêu đầy thách thức.
Ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đang xây dựng sửa đổi 1 số điều của Nghị quyết 07 để có cơ chế khuyến khích đầu tư mua sắm đoàn phương tiện và đầu tư trạm sạc. Đồng thời đang đề nghị các cơ quan sở ngành hỗ trợ lãi xuất, lãi vay để các doanh nghiệp có điều kiện tối đa để chuyển đổi sáng năng lượng điện, năng lượng xanh".
Đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành xong đến 2030, mới đây lãnh đạo TP Hà Nội đã yêu cầu Quỹ đầu tư phát triển thành phố hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện.
Thành phố cũng giao sở giao thông vận tải và tài chính hoàn thiện các bước để trình Hội đồng Nhân dân trong kỳ họp gần nhất trong năm nay.
Trên tinh thần sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang xe buýt điện, không sử dụng phương tiện dùng khí thiên nhiên.