HAGL không lấy gỗ của Lào

Chiều 17-5, ban lãnh đạo Tập đoàn HAGL đã có buổi trao đổi với báo chí và một số cổ đông về việc doanh nghiệp này đầu tư tại Lào và Campuchia. Tuy nhiên nội dung chủ yếu là việc “đối thoại” giữa người đừng đầu HAGL- ông Đoàn Nguyên Đức với các nhà báo xung quanh những cáo buộc của  Global Witness (GW) về việc tập đoàn này chiếm đất, phá rừng tại Lào, Campuchia…

Chiều 17-5, ban lãnh đạo Tập đoàn HAGL đã có buổi trao đổi với báo chí và một số cổ đông về việc doanh nghiệp này đầu tư tại Lào và Campuchia. Tuy nhiên nội dung chủ yếu là việc “đối thoại” giữa người đừng đầu HAGL- ông Đoàn Nguyên Đức với các nhà báo xung quanh những cáo buộc của  Global Witness (GW) về việc tập đoàn này chiếm đất, phá rừng tại Lào, Campuchia…

Sau khi giới thiệu khái quát về quá trình đầu tư của HAGL tại Lào và Campuchia cũng như những thông tin GW đưa ra, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của phóng viên mà không cần chuẩn bị tài liệu trước để thấy mọi việc khách quan.

Mở đầu cuộc trao đổi, ĐTTC đã đặt câu hỏi với ông Đức: “Không những đầu tư tại Lào mà HAGL đã tài trợ khá nhiều cho đất nước này. Đặc biệt là gói 19 triệu USD cho Lào xây dựng làng vận động viên để tổ chức SEA Game năm 2009. Vậy điều kiện đi kèm với việc tài trợ này là gì?”.

Ông Đức cho biết ngoài gói 19 triệu USD trên, HAGL đã tài trợ cho Lào khoảng 30 triệu USD để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội như cầu đường, trường học, nhà cho dân nghèo… Riêng 19 triệu USD là HAGL cho Chính phủ Lào vay xây dựng làng vận động viên với quy mô 1.000 phòng chuẩn bị cho SEA Game 25 năm 2009. “Hôm nay tôi mới tiết lộ chi tiết này, đó là Chính phủ Lào không có tiền nên muốn trả bằng gỗ cho HAGL” – ông Đức bật mí.

Tuy nhiên, ông Đức cho biết tập đoàn đã từ chối, có doanh nghiệp khác đề nghị mua lại quota này nhưng HAGL cũng không bán. Sau đó phía Lào trả tiền từ từ, đến nay chỉ còn nợ 5 triệu USD. Ông Đức khẳng định “Đến giờ tôi chưa lấy bất kỳ cây gỗ nào của Lào” .

Về những thông tin GW đưa ra, ông Đức khẳng định “bịa đặt và sai đến 99%” nhằm hạ uy tín của HAGL trên thị trường quốc tế. Ông Đức nói rằng việc đầu tư của HAGL tại các nước nói trên đều tuân thủ theo pháp luật sở tại và “không lấy một tí đất nào của dân, không đụng vào một lóng gỗ nào”.

Tuy vậy, ông chủ HAGL cũng nói mình sẽ không kiện những tổ chức nước ngoài đã đưa thông tin “sai lệch về hoạt động kinh doanh của HAGL”: “Chúng tôi khẳng định chúng tôi chưa bao giờ gặp gỡ đại diện GW trước khi có bản cáo bạch này. Chúng tôi đề nghị GW không chỉ gặp mặt 2 bên mà phải có mặt các hãng thông tấn quốc tế. Sau đó sẽ cùng khảo sát thực địa tại Lào và Campuchia để các bên có thể đánh giá cái gì được, cái gì chưa được”. 

Bầu Đức nói: “Nếu HAGL có điểm nào chưa đáp ứng được sẽ tìm phương án hợp lý để khắc phục. Tuy nhiên, đến chiều ngày 16-5, họ hồi đáp lại không đồng ý đề xuất này muốn gặp riêng tôi, không phải ở Campuchia hay Lào mà tại Việt Nam để bàn bạc. Tôi không đồng ý”.

Theo ông Đức, hiện HAGL đang đầu tư một diện tích khoảng 27.000ha cao su và 10.000ha mía đường tại Lào, khoảng 13.800ha cao su tại Campuchia. Trong khi đó, theo thông tin từ bản báo cáo của GW, tổng diện tích đất được cấp cho HAGL tại Lào gần 81.919ha và Campuchia là 47.370ha, mặc dù luật pháp các nước này chỉ cho phép cấp 10.000ha đất cho mỗi doanh nghiệp.

“HAGL đã khai hoang đất rừng tại các nước này để tiến hành các dự án trồng cao su và mía đường nhưng chúng tôi không tham gia đấu giá gỗ, mặc dù công ty của tôi có quyền đó. Chúng tôi không có bất kỳ tranh chấp đất đai nào với người dân sở tại và cũng chỉ đưa sang 10% lao động Việt Nam, vì vậy nói HAGL giành việc làm, tranh đất đai của người dân Lào và Campuchia là bịa đặt. Khi HAGL chưa đầu tư GDP bình quân đầu người ở tỉnh Attapeu (Lào) vào khoảng 300USD/năm, nhưng hiện tại đã 1.200USD/năm” - ông Đức khẳng định trước đông đảo báo giới.

Ông Đức cho biết, hiện tại số lao động địa phương HAGL đang huy động sử dụng tại Lào là 12.000 lao động và tại Campuchia 5.000 người. Đó mới chỉ là hiện tại, tương lai phải gấp đôi và mở rộng hơn. Với những dự án lớn, HAGL chủ yếu huy động lao động địa phương, tới 90%.

Trong buổi họp báo, vị Chủ tịch của HAGL tuyên bố sẽ mời những tổ chức “lớn hơn cả GW” vào Việt Nam để thẩm định về yếu tố môi trường của các dự án tại Lào và Campuchia do tập đoàn này đầu tư. HAGL đã xúc tiến mời tổ chức đánh giá tác động môi trường Bureau Veritas có trụ sở tại Pháp đến kiểm tra các dự án của HAGL và nếu đáp ứng đủ yêu cầu họ sẽ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho HAGL.

Đây là tổ chức đứng thứ hai trên thế giới về đánh giá tác động môi trường, có lịch sử 200 năm với quy mô 28.000 nhân viên, độ phủ tại 145 quốc gia.

Mặc dù vậy, ông Đức cũng “cảm ơn” GW đã giúp ông ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững mời những tổ chức uy tín nói trên thẩm định và chứng nhận cho HAGL để không còn ai “nói ra nói vào”.

Ngày 13-5, Tổ chức GW (tổ chức nhân chứng toàn cầu) công bố bản báo cáo mang tên Rubber Barons (tạm dịch:  Những ông vua cao su). Bản báo cáo bao gồm 51 trang phân tích và clip kèm theo. Trong đó, tổ chức trên đã chỉ đích danh 2 công ty Việt Nam là HAGL và Tập đoàn Công nghiệp Cao su đang tham gia vào nhiều hoạt động phá rừng, chiếm đất tại Lào và Campuchia.

2 tập đoàn có những mối quan hệ chặt chẽ với tầng lớp lãnh đạo chính trị tham nhũng và giới tài phiệt tại 2 nước. Những người sống trên các khu đất được giao lại cho các công ty Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi nhà mà không được bồi thường thỏa đáng hoặc không được bồi thường.

2 công ty đã gây ra những hủy hoại về môi trường và xã hội. Sau khi được nhượng đất để trồng caosu, họ phá rừng và vận chuyển gỗ về Việt Nam, đồng thời lấn ra khỏi khu vực được nhượng đất. Dân địa phương phải đối mặt với sự nghèo đói vì mất rừng, mất đất trồng lúa.

Các tin khác