Tiềm ẩn rủi ro
Theo Bộ Tài chính, từ năm 2017 đến nay, thị trường TPDN đã có bước phát triển mạnh, giúp các DN huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng. Quy mô thị trường TPDN năm 2017 đạt 6,29% GDP, đến cuối năm 2018 đạt 9,01% GDP và tháng 11-2019 đạt 10,93% GDP. Trong đó, quy mô thị trường TPDN riêng lẻ đạt 10,37% GDP, tăng 6 lần so với năm 2011.
Kể từ khi Nghị định 163 có hiệu lực thi hành đến cuối tháng 11-2019, đã có hơn 650 đợt phát hành TPDN, với khối lượng thực tế hơn 196.000 tỷ đồng. Dư nợ TPDN riêng lẻ phát hành đến cuối tháng 11-2019 tương đương 10,37% GDP, tăng 34% so với năm 2018 (8,57% GDP), cho thấy thị trường TPDN đã có sự tăng trưởng nóng. Hiện tại, tổ chức tín dụng là nhà phát hành lớn nhất với 35,7% khối lượng TP. Tiếp theo là DN bất động sản 22,5%, DN chứng khoán 2,8%, DN xây dựng, dịch vụ, sản xuất và các DN khác 39%.
Tuy nhiên, Nghị định 163 đã bộc lộ một số hạn chế, trong đó có quy định về phát hành, giao dịch TP riêng lẻ. Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, phát hành riêng lẻ là phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư (NĐT), không kể NĐT chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet; đồng thời chưa quy định về phạm vi giao dịch chứng khoán riêng lẻ.
Trong khi đó Nghị định 163 với độ mở cao hơn để đáp ứng sự tăng trưởng, phát triển nhanh của thị trường TPDN, xu hướng NĐT cá nhân tham gia mua TPDN ngày càng tăng. Đã vậy, NĐT cá nhân nhỏ, lẻ, năng lực tài chính hạn chế và không có kinh nghiệm. Sự gia tăng của NĐT cá nhân, nhỏ lẻ trong khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ… đã tiềm ẩn những rủi ro khi DN phát hành gặp khó khăn, không thực hiện được cam kết mua lại TP theo thỏa thuận, gây bất ổn cho thị trường tài chính, lòng tin của NĐT.
Trước đó, Bộ Tài chính đã nhiều lần đưa ra những cảnh báo rủi ro của việc phát hành riêng lẻ TPDN. Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), đó là các rủi ro như DN phát hành và NĐT khi tham gia huy động vốn trên thị trường còn thiếu chuyên nghiệp, chưa hoàn toàn chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về công bố thông tin và quy trình phát hành, thiếu kinh nghiệm đầu tư và khả năng phân tích đánh giá rủi ro. Trong khi đó, DN - chủ thể phát hành và tham gia thị trường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều chuyển dòng tiền, tránh các giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc phục vụ mục tiêu có lợi của DN.
Để bảo vệ NĐT cá nhân, nhỏ, lẻ mua TPDN, Bộ Tài chính kiến nghị trước mắt sửa đổi theo hướng việc phát hành và giao dịch TPDN riêng lẻ chỉ thực hiện trong phạm vi 100 NĐT, không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp trong suốt vòng đời của TP (thay cho quy định hiện hành tại Nghị định 163 là trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành). Quy định này nhằm tách bạch giữa phát hành ra công chúng là phát hành và giao dịch không hạn chế số lượng NĐT, và phát hành riêng lẻ chỉ phát hành, giao dịch trong phạm vi dưới 100 NĐT.
Bên cạnh đó, để hạn chế DN chia nhỏ phát hành TP thành nhiều đợt với nhiều mã cho NĐT cá nhân, lách quy định về phạm vi phát hành riêng lẻ cho dưới 100 NĐT, cũng như hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm tại Nghị định 163, dự thảo nghị định sửa đổi đã bổ sung điều kiện đợt phát hành TP sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng; quy định TP phát hành trong mỗi đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
Phát hành tối đa gấp 3 lần vốn chủ sở hữu
Phát hành tối đa gấp 3 lần vốn chủ sở hữu
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 11 tháng năm 2019, có 28/177 DN có khối lượng phát hành TP vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu (chiếm 27,8% tổng khối lượng phát hành), trong đó có 11 DN có khối lượng phát hành vượt 50 lần vốn chủ sở hữu, 6 DN có khối lượng phát hành vượt 100 lần vốn chủ sở hữu. Trong số các DN phát hành TP với khối lượng lớn, một số DN không làm rõ mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi TP.
Nhằm hạn chế DN có quy mô vốn nhỏ phát hành TP với khối lượng lớn, tiềm ẩn rủi ro cho cả DN phát hành và NĐT, dự thảo đã bổ sung điều kiện về giới hạn khối lượng phát hành TP theo hướng DN phát hành phải đảm bảo dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính quý gần nhất. Trường hợp vượt quá, lựa chọn kênh phát hành ra công chúng với tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn và công khai, minh bạch hơn.
Đối với lãi suất phát hành, Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 468) quy định mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. Pháp luật về thuế cũng có quy định về mức chi phí lãi vay hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN… Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định lãi suất phát hành TP không vượt quá mức lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự; quy định lãi suất phát hành TP là chi phí lãi vay của DN khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập DN theo quy định pháp luật về thuế.
Hiện trên thị trường chưa có công ty đủ uy tín cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm để cung cấp sản phẩm chuẩn nhằm làm cơ sở định giá TPDN. Vì thế, việc muốn minh bạch TPDN cũng rất khó do cơ sở hạ tầng chưa sẵn sàng, cũng như thiếu quy định đảm bảo sự ổn định thị trường. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, quyền Tổng giám đốc VNDIRECT |