PHÓNG VIÊN: - Được biết đến hết năm 2022, Heineken Việt Nam đã nằm trong top 3 doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam (lĩnh vực sản xuất) lần thứ 7. Đâu là những yếu tố cốt lõi để Heineken duy trì được vị thế này, thưa ông?
Ông NGUYỄN HỮU HOÀNG: - Ba yếu tố chính giúp chúng tôi đạt được kết quả này bao gồm: chiến lược phù hợp và dài hạn; hợp tác với các bên liên quan, và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo. Với chiến lược chúng tôi có lộ trình rõ ràng và mục tiêu cụ thể, tập trung vào ba trụ cột chính: Môi trường, xã hội và uống có trách nhiệm. Trong quá trình thực hiện chúng tôi không chỉ giữ vững cam kết mà còn không ngừng nâng tầm tham vọng hướng đến những mục tiêu cao hơn.
Hợp tác với các bên liên quan. Chúng tôi không ngừng mở rộng hợp tác với các bên như Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (NTSC)… và các đối tác trong chuỗi giá trị để chung tay hiện thực hoá tham vọng đề ra.
Tóm lại, Heineken Việt Nam trên hành trình “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.
Heineken Việt Nam đặt ra tham vọng phải đạt mức phát thải ròng bằng “0” trong sản xuất vào năm 2025 |
- Trong báo cáo phát triển bền vững 2022, Heineken Việt Nam có đề cập đến chiến lược tiếp cận dựa trên mô hình 4R. Đáng chú ý trong yếu tố Replace (thay thế), công ty chọn giải pháp có lượng phát thải carbon thấp. Vậy ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về yếu tố này?
- Đúng là tại Heineken Việt Nam, chúng tôi đặt ra tham vọng phải đạt mức phát thải ròng bằng “0” trong sản xuất vào năm 2025 với mô hình 4R bao gồm: Reduce (giảm thiểu), Replace (thay thế), Remove (loại bỏ) và Report (báo cáo). Trong đó đặc biệt yếu tố thay thế, chúng tôi thay thế các năng lượng hoá thạch bằng năng lượng tái tạo hoặc các giải pháp có lượng phát thải carbon thấp.
Cụ thể, đến năm 2022, 6/6 nhà máy bia của chúng tôi đã sử dụng năng lượng nhiệt tái tạo từ sinh khối để nấu bia. Và Heineken Việt Nam đã mua các chứng chỉ thuộc tính năng lượng (EAC) cho 100% lượng điện năng tiêu thụ tại tất cả 6 nhà máy. Tính chung, tổng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các nhà máy bia của chúng tôi đã tăng lên đến 96%.
Trong lộ trình đạt phát thải ròng bằng “0”, Heineken Việt Nam đặt mục tiêu dần loại bỏ và thay thế các chứng chỉ EAC bằng những giải pháp triệt để hơn, như thỏa thuận mua điện trực tiếp (DPPA) và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà trong những năm tiếp theo, để hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam.
- Nói thêm về câu chuyện phát thải carbon trong xây dựng các nhà máy. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc, hai vật liệu công nghiệp phổ biến nhất trên thị trường là thép và xi măng, thực chất là các tác nhân thải ra lượng khí CO2 lớn trong năm 2021. Vậy tại các nhà máy của Heineken những vật liệu này được sử dụng như thế nào?
- Trên thực tế, trong các dự án xây dựng và mở rộng nhà máy, chúng tôi đều dựa trên chiến lược “Drop the C”, tức giảm phát thải carbon ngay từ khâu thiết kế, chọn vật liệu, lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp… đều đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của tập đoàn. Ví dụ như tại nhà máy Heineken Vũng Tàu, trên tổng diện tích 40ha của nhà máy, thì có hơn 10ha (27%) được quy hoạch cho cây trồng và không gian xanh. Bên cạnh, nhằm tận dụng tối đa ánh sáng và không khí tự nhiên, nhà máy cho lắp đặt 615 vòm lấy sáng trên mái các tòa nhà. Giải pháp này giúp giảm thiểu năng lượng dùng để chiếu sáng, đồng thời cho phép không khí lưu thông trong các khu vực sản xuất…
Heineken Việt Nam không ngừng mở rộng hợp tác với các bên như Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam |
Ngoài ra, chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng các loại vật liệu bền vững để có thời gian sử dụng lâu dài và thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa lượng phát thải carbon, như sản phẩm tôn BlueScope nhãn xanh thân thiện với môi trường, và sử dụng gạch không nung…
- Những nỗ lực trong hành trình hiện thực hoá những mục tiêu phát triển bền vững đã tác động trở lại hoạt động kinh doanh của Heineken ra sao?
- Chúng tôi luôn hướng đến việc cùng các đối tác của chúng tôi tạo ra những giá trị tích cực cho nền kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể, trong năm 2022, trong toàn chuỗi giá trị Heineken Việt Nam đóng góp 72.700 tỷ đồng cho nền kinh tế, tương đương 1,04% GDP Việt Nam, và hỗ trợ 246.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Thực ra các sáng kiến phát triển bền vững thường không chỉ mang lại những lợi ích tích cực cho môi trường, mà các bên liên quan chung tay trong các hoạt động này như nhà cung cấp và cả doanh nghiệp cũng được hưởng lợi. Điển hình như thông qua việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, 6/6 nhà máy của Heineken Việt Nam đều đã đạt mục tiêu không còn rác thải chôn lấp, tái sử dụng và tái chế 100% các phụ, phế phẩm trong sản xuất, nước và năng lượng được sử dụng hiệu quả hơn, và ít phát thải ra môi trường hơn. Việc sử dụng vỏ trấu, mùn cưa, những phụ phẩm trong nông nghiệp và công nghiệp làm nguồn nguyên liệu biomass không chỉ giúp giảm phát thải mà còn tăng thêm thu nhập cho người nông dân và các bên liên quan.
-Là một thương hiệu dẫn đầu ngành bia Việt Nam, nhưng trong một thị trường mà người tiêu dùng có thể thay đổi lựa chọn nhanh chóng. Vậy Heineken làm như thế nào để duy trì vị thế của mình?
- Là một trong những công ty nằm trong top đầu ngành bia, chúng tôi luôn nỗ lực sáng tạo không ngừng nhằm mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn và cả những trải nghiệm thú vị hơn.
Chỉ trong 3 năm vừa qua, Heineken Việt Nam đã cho ra mắt 6 sản phẩm cách tân khác nhau, trong đó bao gồm các sản phẩm không cồn và độ cồn thấp. Không chỉ sáng tạo trong danh mục sản phẩm, chúng tôi còn dẫn đầu với những chiến dịch, hoạt động tiếp thị độc đáo, đầy tính tiên phong. Hai năm liên tiếp đoạt giải "Nhà tiếp thị của năm" tại lễ trao giải MMA Smarties Vietnam, là minh chứng cho sự vượt trội của công ty trong việc thấu hiểu sâu sắc thế hệ người tiêu dùng mới.
- Xin cảm ơn ông!