Ngành may: Không “xanh hóa” khó chốt đơn hàng

Ngành may: Không “xanh hóa” khó chốt đơn hàng

Nếu như cách đây vài năm, “xanh hóa” được nhắc đến như một xu hướng thì nay đang trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong ngành may. Bởi nếu không “xanh hóa” sẽ khó chốt đơn hàng.

ĐƠN HÀNG LAO ĐỐC VÌ THIẾU “XANH”

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 12,3 tỷ USD, giảm hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực tế khó khăn về đơn hàng của ngành may đã bắt đầu từ quý IV năm 2022, bước qua năm 2023 tình hình lại càng khó hơn khi đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận làm đơn hàng nhỏ lẻ, manh mún, thậm chí những mặt hàng không đúng sở trường doanh nghiệp vẫn phải làm, hay đơn hàng lỗ cũng phải nhận để duy trì sản xuất, giữ chân được người lao động.

Nói về nguyên nhân của việc sụt giảm đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đều đồng tình rằng do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, người tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu thắt chặt chi tiêu, và nhóm hàng thời trang như dệt may thường nằm trong nhóm ít ưu tiên nhất trong giỏ hàng. Nguyên nhân này đúng nhưng chưa đủ. Bởi trong khi ngành may Việt Nam chật vật với đơn hàng, thì đối thủ của chúng ta là Bangladesh vẫn trụ vững trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Ngành may trước ngưỡng cửa “xanh hóa” mới phát triển bền vững. Ảnh: Viết Chung
Ngành may trước ngưỡng cửa “xanh hóa” mới phát triển bền vững. Ảnh: Viết Chung

Vì sao các nhà mua hàng lại chọn doanh nghiệp Bangladesh chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam? Lý do đầu tiên là nước này đang có lợi thế do chi phí thấp từ tiền lương và đồng nội tệ giảm mạnh. Nhưng quan trọng hơn nhiều doanh nghiệp dệt may của Bangladesh đã đạt được chứng chỉ “xanh” toàn cầu như ESG (chỉ số môi trường, xã hội và quản trị) và đạt chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường). Chẳng hạn như thế giới có khoảng 100 dự án đạt chứng chỉ “xanh” thì đã có 40 dự án ở Bangladesh. Việc đạt chứng chỉ “xanh” mới đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lớn như châu Âu - nơi đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất.

Nhìn lại cả chục năm phát triển vừa qua, trước nhu cầu lớn của thế giới ngành may Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng. Thậm chí ngay trong năm 2021, khi phải đối diện với khó khăn của Covid-19 ngành may Việt Nam vẫn vươn lên vị trí xuất khẩu số 2 thế giới.

Thực ra những năm đó, chúng ta không có nhiều áp lực chuyển đổi theo xu hướng xanh của thế giới, nên câu chuyện chi phí cũng không phải tính toán quá nhiều. Nhưng giờ đây, khi kinh tế khó khăn, đơn hàng khan hiếm thì các nhà mua hàng bắt đầu đặt lên bàn cân để lựa chọn. Trong khi Việt Nam chi phí sản xuất cao hơn do chưa đáp ứng tốt các tiêu chuẩn “xanh”, thì Bangladesh lại thoả mãn được cả hai yêu cầu này nên đơn hàng chảy về đây cũng là lẽ đương nhiên. Lúc này “xanh hoá” không chỉ là khuyến khích mà đã và đang trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp ngành may Việt Nam.

Tại diễn đàn “Liên kết xanh – xuất khẩu xanh” diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua ở TPHCM, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, “xanh và “số” là hai từ quan trọng nhất mà các doanh nghiệp đang đeo đuổi nếu muốn thích ứng với yêu cầu của thị trường quốc tế. Nếu như trước đây theo đuổi “xanh” là sự đánh đổi chi phí, thì bây giờ “xanh” là để bảo vệ sức cạnh tranh, duy trì cơ hội sản xuất và bán hàng ra quốc tế.

Doanh nghiệp từng bước “xanh hóa”

Phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, vấn đề lương công nhân tại Việt Nam sẽ không thể thay đổi vì chỉ theo xu hướng tăng chứ không thể giảm. Như vậy để tăng sức cạnh tranh chỉ có con đường xây dựng nhà máy xanh, sạch theo yêu cầu của các đối tác cũng như thực hiện chuyển đổi số, gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhìn nhận: “xanh hoá” ngành dệt may không chỉ góp phần vào việc thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, mà còn thực hiện yêu cầu cũng như quy định của các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn.

Quang cảnh nhà máy của Công ty TNHH Longwell tại KCN Dầu Giây, Đồng Nai. Đây là nhà máy sản xuất giày lớn nhất Đông Nam Á cho các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas... Phần mái nhà xưởng áp dụng vật liệu tôn COLORBOND® tích hợp công nghệ mạ ma trận 4 lớp ActivateTM cùng giải pháp tấm lợp LYSAGHT® SMARTSEAM™, đem lại sự an tâm cho chủ đầu tư về độ bền và chống dột tối ưu cho công trình.
Quang cảnh nhà máy của Công ty TNHH Longwell tại KCN Dầu Giây, Đồng Nai. Đây là nhà máy sản xuất
giày lớn nhất Đông Nam Á cho các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas... Phần mái nhà xưởng áp dụng vật liệu tôn COLORBOND® tích hợp công nghệ mạ ma trận 4 lớp ActivateTM cùng giải pháp tấm lợp LYSAGHT® SMARTSEAM™, đem lại sự an tâm cho chủ đầu tư về độ bền và chống dột tối ưu cho công trình.

Và điều đáng mừng là hầu như tất cả các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay đều có ý thức về nhu cầu đạt chứng chỉ xanh cho nhà máy để đáp ứng quy định mới của nhiều thị trường. Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính còn hạn chế, nên số lượng doanh nghiệp chuyển đổi xanh vẫn chưa nhiều và thông thường doanh nghiệp sẽ chọn đi từng bước, “xanh” từng công đoạn. Như có doanh nghiệp đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm tiết giảm sử dụng điện, nước, hoá chất. Có doanh nghiệp đầu tư nhằm tái sử dụng nước thải sau xử lý cho các công đoạn giặt, rửa, vệ sinh. Có doanh nghiệp đang từng bước chuyển qua sử dụng vải thân thiện môi trường…

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp hiện rất quan tâm đến việc đầu tư nhà xưởng hiện đại. Điều này không chỉ giúp người lao động có được môi trường làm việc thân thiện, mà còn là một điểm cộng quan trọng trong quá trình “xanh hoá” của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao khi được coi là doanh nghiệp xanh phải có nhà xưởng xanh, có quy trình sản xuất xanh, tiêu tốn ít năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu phát thải, thân thiện với môi trường, điều kiện làm việc và hệ thống phúc lợi tốt cho người lao động, áp dụng các công nghệ mới, sạch, tự động hóa và sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên…

Do vậy khi đầu tư nhà xưởng với yêu cầu “xanh hoá”, việc chọn lựa nguyên vật liệu thân thiện môi trường là hết sức quan trọng. Đơn cử như mái tôn hiện nay các doanh nghiệp đều hướng đến sử dụng tôn mạ COLORBOND® của BlueScope với công nghệ thân thiện môi trường. Ngoài tính năng chống rỉ sét vượt trội, thì sản phẩm tôn của BlueScope còn tích hợp công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời Thermatech®, giúp tối ưu hóa khả năng kháng nhiệt mà không làm thay đổi màu sắc hay vẻ thẩm mỹ bề mặt, giảm tiêu thụ năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí và góp phần giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị (UHI), mang đến sự thoải mái vượt trội. Làm giảm tiêu thụ năng lượng hàng năm lên đến 15%. Làm giảm nhiệt độ đỉnh mái lên đến 6°C. Tiện nghi hơn trong khi sử dụng năng lượng ít hơn, giúp giảm chi phí và thân thiện hơn với môi trường. Được biết, năm 2022, ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam có ba thương hiệu được hội đồng công trình xanh Singapore cấp chứng nhận nhãn xanh. Trong đó NS BlueScope Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ngành thép mạ nhận được chứng nhận này.

Một số doanh nghiệp trong ngành may Việt Nam sử dụng sản phẩm của BlueScope có thể kể đến như Công ty cổ phần Canifa, Công ty TNHH Longwell, Công ty TNHH Paihong Việt Nam, Công ty TNHH may Tinh Lợi, Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao chi nhánh Thái Bình…

Các tin khác