Hóa giải hai mặt khi tự động hóa

(ĐTTCO) - Việc đưa dây chuyền tự động hóa vào sản xuất gốm sứ, vốn được coi là sản phẩm thường phải làm thủ công, đã mang đến nhiều thay đổi tích cực, nhưng cũng không ít thách thức đặt ra cho ban lãnh đạo Minh Long I. 

Trao đổi với ĐTTC về vấn đề này, ông LÝ HUY SÁNG (ảnh), Phó Tổng giám đốc Công ty Minh Long I, chia sẻ: 

Hóa giải hai mặt khi tự động hóa ảnh 1
Khi nhắc đến các sản phẩm gốm sứ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bàn tay nghệ nhân. Nhưng ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển, robot đã làm thay được nhiều việc cho con người. Nên khi đưa công nghệ vào sản xuất các sản phẩm gốm sứ cũng không quá khó. Công nghệ đã giúp Minh Long giải được bài toán giảm chi phí sản xuất, sản phẩm ra đồng đều về chất lượng và sản lượng lớn hơn nhiều so với việc sử dụng sức lao động của con người.
Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt, dù biết rằng việc tự động hóa sản xuất cũng không nằm ngoài quy luật này. Thí dụ, khi sản lượng có đầu ra quá lớn chính là thách thức. Bởi lẽ không thể đầu tư máy móc rồi để đó, mà phải khai thác hết hiệu suất.
Hiện nay thị trường trong nước dù dân số đông, nhưng mãi lực chưa cao do thu nhập của phần đông người tiêu dùng còn thấp, nên chúng tôi phải tính toán để sản phẩm của mình có giá thành hợp lý hơn, đồng thời mở rộng thị trường ra nước ngoài.  
PHÓNG VIÊN: - Vốn đầu tư và vấn đề người lao động sau tự động hóa đã được Minh Long I giải quyết như thế nào, thưa ông? 
 Ngay từ đầu chúng tôi đã xác định tự động hóa nhưng phải giữ được tính truyền thống của nghề gốm sứ. Vì thế Minh Long I hiện có 2 dòng sản phẩm, gồm dòng sản phẩm đại trà được làm bằng máy, và dòng sản phẩm làm bằng tay với phiên bản giới hạn. Những nghệ nhân tham gia làm các sản phẩm này là những người giỏi, được công ty đào tạo bài bản. 
Ông LÝ HUY SÁNG
Ông LÝ HUY SÁNG: - Chúng tôi đã đầu tư hàng chục triệu USD cho dây chuyền tự động hóa. Đây là con số không nhỏ và ban lãnh đạo công ty phải tính toán trong thời gian dài, vì nó không chỉ là vấn đề tài chính, mà còn là quản trị công nghệ như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất sau khi đưa vào vận hành. Về người lao động, khi tự động hóa buộc phải giảm, vì mục tiêu quan trọng là giảm chi phí.
Theo đó, với những lao động đáp ứng được yêu cầu mới sẽ tiếp tục làm việc với công ty, những ai không thể đáp ứng yêu cầu chúng tôi sẽ tạo điều kiện để họ tìm công việc khác phù hợp hơn.
- Ông có nói đến thách thức khi tự động hóa chính là tìm đầu ra cho sản phẩm. Vậy Minh Long I đã tìm được lời giải cho thách thức này?
- Như tôi đã nói vấn đề đầu ra cho sản phẩm phụ thuộc vào 2 thị trường nội địa và xuất khẩu. Với thị trường nội địa, ngoài việc đưa ra nhiều phân khúc giá đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, Minh Long luôn nỗ lực đổi mới phong cách sản phẩm của mình từ cổ điển đến hiện đại. Song song đó, ngoài các sản phẩm tô, chén, đĩa thông thường, chúng tôi hướng đến những sản phẩm như đồ nữ trang, trang trí nội thất…
Sản phẩm của Minh Long sẽ không chỉ có mặt ở các showroom, mà được đưa ra các khu chợ truyền thống để tiếp cận người tiêu dùng nhiều hơn. Chúng tôi còn đẩy mạnh phát triển thị trường phía Bắc vốn chưa biết đến nhiều thương hiệu Minh Long I. Đặc biệt thời gian gần đây, Minh Long I đã tập trung nhiều hơn vào kênh nhà hàng khách sạn - một kênh tiêu thụ rất tiềm năng. 
Hóa giải hai mặt khi tự động hóa ảnh 2
 Với thị trường xuất khẩu, trước nay chúng tôi đã đưa sản phẩm của mình đến các nước châu Âu, thời gian tới sẽ mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á. Cái lợi của sản phẩm gốm sứ là không bị ảnh hưởng của thời tiết hay vấn đề tồn kho. Tuy nhiên, nó hơi bất lợi khi xuất khẩu do trọng lượng nặng hơn so với các mặt hàng khác. 
- Minh Long I là công ty gia đình với nhiều thế hệ. Vậy cái được và mất của một công ty gia đình là gì?
- Cái lợi thế đầu tiên của công ty gia đình là mọi người đều toàn tâm toàn ý cho công việc. Đặc biệt khi gặp khó khăn, thử thách cũng không thể “bỏ của chạy lấy người”. Ở công ty gia đình cũng không quá coi trọng ai là người chính, phụ, mà quan trọng là ai khởi xướng ý tưởng, ý tưởng đó có thực sự giúp công ty tạo những bước phát triển mạnh mẽ hay không.
Ở Minh Long I, giá trị cốt lõi là xây dựng một DN trường tồn, muốn như vậy kinh doanh phải hiệu quả. Ngay như tôi khi đưa ra quyết định tự động hóa sản xuất phải tính đến nhiều bài toán liên quan, đã nhận được sự ủng hộ của ban lãnh đạo nhờ đi đúng vào giá trị cốt lõi đó. 
Song điểm yếu của công ty gia đình là rất bảo thủ, ai cũng muốn an toàn nên đôi khi lại bỏ qua nhiều cơ hội phát triển. Chính nhược điểm này nhiều khi đã khiến chúng tôi bỏ lỡ những cơ hội phát triển. 
- Được biết ngoài công việc điều hành ở Minh Long I ông còn có dự án kinh doanh kem. Việc làm 2 nơi có ảnh hưởng đến công việc chính của ông?
- Hiện tôi dành 99% thời gian của mình cho công việc tại Minh Long I, còn 1% thời gian tôi dành cho sở thích cá nhân là sản xuất và kinh doanh kem tươi nguyên chất. Thực tế kem là sở thích của tôi từ khi còn nhỏ. Lớn lên khi có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại kem, tôi nảy ra ý tưởng làm sản phẩm kem ngon, chất lượng đảm bảo cho gia đình, người thân và cho chính mình.
Tôi mất gần 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm, đầu tư máy móc để cho ra những viên kem thật sự ưng ý, đúng tiêu chí tươi ngon không phẩm màu, hóa chất. Và khi thưởng thức sản phẩm của tôi, người thân, bạn bè đã động viên tôi kinh doanh sản phẩm này.
2 năm trở lại đây tôi đã cho ra thương hiệu kem Greenie Scoop, với 2 cửa hàng ở Bình Dương và TPHCM. Hiện nay cũng có một số lời đề nghị nhượng quyền thương hiệu kem này nhưng tôi chưa tính đến. 
- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác