Hợp tác bảo đảm an ninh lương thực

An ninh lương thực là một vấn đề quan trọng và mang tính toàn cầu. Hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới rất phát triển, lượng lương thực làm ra cũng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của con người. Song, do sự lãng phí khi sử dụng lương thực của quốc gia đã khiến nguồn lương thực bị thiếu hụt và mỗi ngày vẫn còn có hàng triệu người bị đói.

An ninh lương thực là một vấn đề quan trọng và mang tính toàn cầu. Hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới rất phát triển, lượng lương thực làm ra cũng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của con người. Song, do sự lãng phí khi sử dụng lương thực của quốc gia đã khiến nguồn lương thực bị thiếu hụt và mỗi ngày vẫn còn có hàng triệu người bị đói.

Lượng lương thực được sản xuất hiện nay đã tăng gấp đôi so với thế kỷ trước nhưng lại có đến 1/3 nguồn lương thực bị lãng phí. Từ nay đến năm 2050, dân số sẽ tăng từ 7 tỷ người lên 9 tỷ người và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng cao, đất nông nghiệp bị thu hẹp, do đó lương thực sẽ là vấn đề bức bách.

Tại Việt Nam, mức tiêu thụ lương thực hiện đang chiếm hơn 50% mức chi dùng trong một gia đình. Điều này cho thấy người Việt Nam đang chú ý nhiều đến vấn đề dinh dưỡng, tuy vậy, vẫn đang có đến 14% dân số bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, muốn giải bài toán an ninh lương thực cho tương lai, các nước không thể thực hiện riêng lẻ và phải bắt tay thực hiện ngay bây giờ.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Xét về giá cả và sản lượng, nguồn lương thực của Việt Nam đang phát triển bền vững, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu cho thế giới. Vì vậy, các chuyên gia trong ngành lương thực trên thế giới cho rằng, nếu Việt Nam chia sẻ ý tưởng sẽ có thể phát huy nguồn cung hơn nữa, đồng thời góp phần tích cực giúp thế giới tránh khỏi khủng hoảng lương thực.

Nông nghiệp hiện đại cần phải có nền tảng khoa học và hình thành chuỗi giá trị. Về vấn đề này, các DN nước ngoài có công nghệ, có vốn đang rất mong muốn được tạo điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu để hỗ trợ nông dân, hỗ trợ nhà sản xuất tăng sản lượng, chất lượng và cả việc bảo quản để giảm hao phí.

Bởi trong bối cảnh hiện nay, các nước trên thế giới cần phải cộng tác mới có thể đảm bảo an ninh lương thực cho toàn cầu, giảm thiểu tổn hại do các cơn sốc về giá. Hiện nay, khoảng 29 nước trên thế giới đang ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp để bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 4 tỷ người sinh sống tại đó. Trong số 29 nước đó, có đến 19 nước thuộc khu vực các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp để tăng năng suất, sản lượng, đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh toàn cầu đang lo ngại sẽ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực.

Nhận thức được tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng lương thực, nhiều nước trên thế giới cũng đang tích cực hỗ trợ Việt Nam về các chương trình đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, kiến thức khoa học để tạo ra lợi ích chung.

Hiện sản phẩm do Việt Nam làm ra vẫn còn hạn chế về chất lượng nên sức cạnh tranh cũng kém hơn. Vì vậy, những yếu tố này sẽ giúp Việt Nam trở thành một nước có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại và đạt được hiệu quả cao về chất lượng từ việc kết hợp phát huy lợi thế tự nhiên với công nghệ mới. Nếu sự hợp tác này thành công, Việt Nam sẽ trở thành một nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong thời gian tới.

Các tin khác